Những ngày này, đi qua các huyện Ba Tri, Giồng Trôm, Chợ Lách của tỉnh Bến Tre, một bầu không khí buồn rầu, lo lắng của người dân bao trùm, do cuộc sống đang khốn khó vì hạn mặn.

{keywords}
 
{keywords}
Những đồng lúa ở Bến Tre bắt đầu cháy lá do thiếu nước và nhiễm mặn 

“Lúa nhiễm mặn héo khô hết nên phải cắt cho bò ăn”, chị Trần Thị Hiền (45 tuổi, ở xã Bình Thành, Giồng Trôm) đứng thẫn thờ trên ruộng lúa đang khô héo do nhiễm mặn nói như khóc khi được hỏi thăm. 

Mấy tháng trước, vợ chồng chị Hiền đầu tư số tiền lớn để gieo sạ 12 công lúa vụ Đông Xuân.

“12 công mà trong đó đất thuê hết 7 công rồi. Tưởng làm lúa vụ này có ăn, ai dè "gãy cổ". Lúa sắp trổ, nước mặn lên nên èo uột, thân chết héo, lá cháy khô, giờ đau đớn phải cắt cho bò ăn”, chị Hiền chua chát nói.

{keywords}
Chị Hiền đứng trên đồng lúa bị nhiễm mặn phải cắt cho bò ăn 

Để có tiền trả tiền thuê đất, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chồng và con trai chị Hiền phải chạy xuôi chạy ngược đi làm hồ.

“Mấy đêm nay, vợ chồng tôi không chợp mắt chút nào, tưởng vụ lúa này có lãi, không ngờ giờ trắng tay, ôm nợ”, chị nói.

Chiều mát, anh Phạm Thanh Phong (48 tuổi, ở ấp 4, xã Bình Thành) cùng vợ mang lưỡi lái ra ruộng lúa 8 công được 2 tháng tuổi để cắt về cho bò ăn.

“Tôi sống ở đây mấy chục năm nhưng chưa bao giờ thấy cảnh hạn mặn đến sớm như năm nay. Năm 2016, hạn mặn cũng khốc liệt nhưng đến trễ, lúc đó lúa đã chín còn thu hoạch được ít.

Còn năm nay, mặn đến sớm, nông dân không thu được gì, ngoài việc đành đoạn cắt lúa về cho bò ăn”, anh Phong nói và cho biết, bò cũng chê lúa nhiễm mặn.

{keywords}
Mỗi buổi chiều anh Phong cầm lưỡi lái ra ruộng cắt lúa nhiễm mặn về cho bò  ăn

“Bởi vậy, khi cắt lúa phải giũ bỏ lá úa khô. Tiền của, công sức, mồ hôi thậm chí cả máu đổ xuống ruộng lúa, giờ thu lại là lúa non nhiễm mặn cho bò ăn nó cũng chê“, anh Phong nói. 

{keywords}
 
{keywords}
Đứt ruột cắt lúa cho bò ăn 
{keywords}
 
{keywords}
Mà lúa nhiễm mặn cho bò ăn nó cũng chê

Cùng cảnh ngộ, gần đó, ông Năm sạ gần 10 công lúa, giờ chiều nào cũng cầm lưới hái, bao tải ra ruộng cắt về cho bò ăn.

“Để lúa ngoài đồng ít hôm nữa cũng khô cháy hết, giờ bấm bụng cắt về cho bò ăn, coi như đỡ tốn tiền mua rơm. Nói ra xấu hổ ai đời đi làm ruộng mà đi cắt lúa non cho bò ăn, mà thua lỗ, thiếu nợ, không đủ ăn, vậy mà giờ chuyện đó xảy ra. Vụ lúa trúng nhất năm mà mất trắng thế này thì lấy gì mà ăn”, ông thở dài.

{keywords}
Trồng lúa người dân chỉ mong thu hoạch hạt chứ không phải cắt lúa non như thế này

Giữa trưa nắng đổ lửa, chạy theo con đường nông thôn ở huyện Ba Tri, hai bên cánh đồng lúa bắt đầu cháy lá, vàng úa mà theo người dân là nhiễm mặn. Dưới các kênh, nước cũng mặn đắng.

Ông Lương Văn Hiếu, 58 tuổi, ở ấp Mỹ Trung, xã Mỹ Thạnh, lấy tay múc ngụm nước dưới kênh trước nhà đưa vào miệng, rồi vội phun ra nói: “Mặn đớ lưỡi luôn đó, người còn chịu không nổi huống chi là lúa, hoa màu”.

{keywords}
Ông Hiếu mặt buồn xo đứng ngoài đồng ruộng than mặn năm nay đến sớm và dữ hơn 2016 

3 công lúa đang trổ nên 10 bữa nay, ngày nào ông Hiếu cũng ra thăm. “Lúa đang trổ gặp cảnh này chắc lép hết. Giờ chỉ mong trời mưa hay con nước tới, nước dưới kênh đỡ mặn để bơm lên ruộng, không thì "đứt" luôn”, ông Hiếu ngậm ngùi.

Trưa nắng, gánh hai bó lúa ngoài đồng vô cho 8 con bò ăn, ông Nguyễn Tấn Tài nói như uất ức: “Lúa đang sắp trổ gặp lại cảnh nước mặn nên “nín” không trổ bông nữa. Không trổ thì cắt cho bò ăn”.

{keywords}
 
{keywords}
Những đồng ruộng khô cằn, nứt nẻ do nhiễm mặn ở Bến Tre 
{keywords}
 

Vụ này gặp nước mặn, lại đến sớm, lúa mất trắng khiến gia đình ông Tài điêu đứng vì mất thu nhập, lại nợ tiền đại lý vật tư nông nghiệp.

“Hạn mặn năm nay dữ hơn trận năm 2016. Tôi sống ở đây và gắn bó ruộng lúa mấy chục năm, mới thấy thời tiết khắc nghiệt như năm nay”, ông Tài nói thêm.

Theo UBND tỉnh Bến Tre, lúa đông xuân 2019 - 2020 trên địa bàn tỉnh xuống giống khoảng 5.280 ha, tập trung ở huyện Ba Tri, huyện Giồng Trôm và huyện Bình Đại. Do ảnh hưởng của hạn, mặn nên lúa sinh trưởng chậm, ước diện tích bị ảnh hưởng là 4.856 ha. 


Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Cao Văn Trọng đã ký quyết định ban bố tình huống khẩn cấp do xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh. 

Theo đó, tình hình xâm nhập mặn trên các sông chính đang diễn biến hết sức phức tạp, mặn xâm nhập nhanh đột ngột và rất sâu. Xâm nhập mặn trên các sông chính ở mức tương đương đợt hạn mặn lịch sử mùa khô năm 2015-2016. 

Cơn khát cực đại, vác can đi hứng 'báu vật quý như vàng'

Cơn khát cực đại, vác can đi hứng 'báu vật quý như vàng'

Trong cơn khát cực đại, dân miền Tây ùn ùn mang can nhựa đi hứng nước ngọt miễn phí về sử dụng, đây được xem là báu vật quý như vàng trong mùa hạn mặn 2020 này. 

Hoài Thanh - Trương Thanh Tùng