- Sáng 7/10, nhiều nơi tại TPHCM xảy ra hiện tượng mù khô bao phủ. Đây là ngày thứ 3 liên tiếp xảy ra hiện tượng sương mù dày đặc khiến TP như biến thành một Đà Lạt thứ 2 ở Việt Nam.

Theo ghi nhận của VietNamNet, dù thời điểm 8h, tuy nhiên nhiều nơi tại TPHCM như quận 1,2,3,5,9,10, Tân Bình, Thủ Đức...không gian vẫn như chìm trong màn sương mờ.

Trên các tuyến đường Trường Chinh, Cộng Hòa (Tân Bình), Nam Kỳ Khởi Nghĩa (quận 3), Võ Văn Kiệt (quận 5 và quận 1), đường Xa lộ Hà Nội (quận 2 và Thủ Đức), Mai Chí Thọ (Q.2)... hiện tượng mù khô dày đặc che khuất tầm nhìn của người đi đường. Do đó, để tránh những sự cố tai nạn, nhiều phương tiện phải bật đèn để di chuyển giữa ban ngày hoặc xe cộ lưu thông trên đường phải liên tục bấm còi inh ỏi để cảnh báo cho nhau...

{keywords}
Trung tâm quận 1, TPHCM lúc 9h30 sáng nay. Ảnh: Hoài Bắc

Sương mù nặng nhất là khu vực quận 9, Thủ Đức. Đứng ở khu vực cầu Sài Gòn có thể chứng kiến bầu trời biến thành một màu trắng. Mặc dù đã hơn 8 giờ nhưng mặt trời vẫn bị che lấp...

Còn dọc bờ Kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè, hiện tượng này đã khiến dòng kênh này mờ ảo như tiết trời Đà Lạt.

Ông Trần Văn Hoàng (ngụ quận 3) cho hay: 5h sáng ông cùng nhiều người đi tập thể dục, chứng kiến cảnh tượng sương mù dày đặc bao trùm dòng kênh. “Tôi cứ nghĩ đến lúc mặt trời lên thì sương sẽ tan nào ngờ đến 7giờ 30 rồi mà sương vẫn còn”- ông Hoàng cho hay.

Cũng theo ông Hoàng, hiện tượng sương mù này đã xuất hiện 3 ngày nay, tuy nhiên về mức độ nặng thì từ hôm qua tới sáng nay khiến ông cũng như nhiều người dân lo lắng.

Trước đó, vào ngày 5 và 6/10, hiện tượng này cũng xuất hiện trên toàn thành phố. Sương mù nặng nhất là thời điểm sáng sớm và về chiều. Vào thời điểm đó, nhiều cây cầu, nhà dân bị che mờ bởi một lớp màu trắng.

Thậm chí chưa đến 18 giờ, đèn đường và nhiều nhà dân đã bật sáng. Trên sông Sài Gòn và các dòng kênh Tàu Hủ - Bến Nghé, kênh Tẻ... các tàu thuyền lưu thông phải sử dụng đèn chiếu sáng để tránh bị va đâm.

{keywords}
Sáng 7/10, sương mù bao phủ khu trung tâm Sài Gòn
Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, hiện tượng “mù khô” không chỉ xuất hiện ở TP.HCM mà còn ở các tỉnh, thành như Cần Thơ, Sóc Trăng, Cà Mau…và trên các vùng biển ở Kiên Giang, các đảo Thổ Chu, Phú Quốc.

Nguyên nhân do ô nhiễm không khí cục bộ, những lớp màu trắng thực tế là khói, bụi quy tụ lại.

Cũng theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, ô nhiễm này cũng không thể loại trừ từ vụ cháy rừng ở Indonesia khuếch tán qua vì truyền thông của Thái Lan, Singapore, Malaysia cũng có đề cập về hiện tượng mù khô xảy ra ở các nước này.

Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ cho biết thêm, từ đây đến cuối năm 2015, “mù khô” sẽ tiếp tục xuất hiện thêm nhiều đợt. Việc người dân hít trực tiếp không khí sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, để hạn chế tác hại của “mù khô”, người dân cần che chắn khẩu trang và kính mắt mỗi khi ra đường.

Hinh ảnh do PV VietNamNet ghi nhận tình trạng sương mù bao phủ khắp Sài Gòn vào sáng 7/10.

{keywords}

Tại các khu vực thuộc quận 1,2,5 sương mù bao phủ dày đặc

{keywords}

Sương mù thấy rõ ở trung tâm TPHCM

{keywords}

Sương mù bao phủ TP, nhìn từ cầu Khánh Hội, bắc ngang sông Sài Gòn 

{keywords}

Đường Nguyễn Tất Thành (Q4) cũng bị sương mù bao phủ, dù đã 9 giờ sáng 

{keywords}

Khu vực vòng xoay quận 5 mờ ảo như thời tiết mùa đông miền Bắc

{keywords}

Sáng sớm, khu vực quận 7 cũng bị bao phủ bởi lớp sương mù trắng đục

{keywords}

Đoạn cầu Kinh Tẻ (Q4) người dân đi làm cảm thấy ngột ngạt bởi mùi khói xe và ô nhiễm của sương mù

{keywords}

Một góc nhìn về phía cảng Bason

{keywords}

Dưới chân cầu Nguyễn Văn Cừ (Q.5)

{keywords}

Toàn cảnh Sài Gòn phủ trong sương mù nhìn từ tòa nhà Bitexco. Ảnh: Vĩnh Phú

{keywords}

Phố đi bộ Nguyễn Huệ mờ trong màn sương. Ảnh: Vĩnh Phú 

{keywords}

Hiện tượng ô nhiễm môi trường này rất có hại cho sức khỏe. Đài KTTV-Nam Bộ khuyến cáo người dân nên đeo khẩu trang hoặc các thiết bị bảo hộ khi ra đường, hạn chế khói bụi xâm nhập cơ thể.


Như Sỹ - Đinh Tuấn