QH hôm nay thảo luận trực tuyến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Giải trình làm rõ một số vấn đề, Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng thống nhất cao với báo cáo giải trình của QH về dự án luật.

Ông khẳng định dự án luật PPP là dự án luật mới, khó và phức tạp. Trên thế giới, có nước xây dựng, có nước không nhưng khi đã xây dựng thì theo hướng hệ thống pháp luật rất đồng bộ.

Ở Việt Nam, chưa có hệ thống pháp luật đồng bộ và chặt chẽ thì cần có luật riêng để đảm bảo quản lý chặt chẽ và thu hút nguồn lực đầu tư vào các dự án.

{keywords}
 

Mục tiêu của dự án luật PPP để thu hút nguồn lực cá nhân, tổ chức ở trong nước đầu tư vào hạ tầng kinh tế xã hội của đất nước, của các địa phương, các ngành trong khi nguồn ngân sách có hạn.

Vì vậy, phải đảm bảo 3 yếu tố. Thứ nhất, chống thất thoát, chống lợi dụng, đảm bảo lợi ích của Nhà nước. Thứ hai, đảm bảo tính cạnh tranh, an toàn và hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư. Thứ ba, tiếp cận với các thông lệ tốt của quốc tế.

Bộ trưởng cho biết: "Nếu chỉ nghiêng về vấn đề của nhà nước thì không có nhà đầu tư nào tham gia với chúng ta. Và nếu chúng ta cũng chỉ nghiêng về vấn đề của nhà đầu tư mà không tính đến lợi ích của nhà nước thì không được.

Thế nên, vấn đề khi thiết kế luật, các cơ quan soạn thảo và các chuyên gia cũng đã nghiên cứu rất kỹ để đảm bảo được 3 mục tiêu này".

Kiến nghị Thủ tướng quyết định dự án PPP đặc biệt

Dự án luật PPP tập trung vào 5 lĩnh vực: Giao thông, năng lượng, giáo dục, hạ tầng kỹ thuật, điện lực. Riêng về điện có 18 dự án đang triển khai, 10 dự án đang chuẩn bị triển khai. Đây cũng là những dự án thực hiện theo Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về phát triển năng lượng.

Ngoài ra, Chính phủ trình QH bổ sung việc Thủ tướng có quyền quyết định xem xét một số trường hợp phát sinh trong quá trình triển khai để quy trình chặt chẽ nhưng cũng chủ động, linh hoạt trong quá trình điều hành.

Về cơ chế chia sẻ rủi ro trong tăng, giảm doanh thu, ông Nguyễn Chí Dũng cho rằng, đây là cơ chế đột phá của dự án luật PPP để thu hút các nhà đầu tư.

Nhiều ý kiến đồng ý với việc chia sẻ rủi ro thực hiện dự án theo doanh thu chứ không phải chia sẻ theo lỗ lãi. Việc này đã được nghiên cứu rất kỹ lưỡng, phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như đảm bảo kiểm soát được tình hình tài chính của DN.

Nếu kiểm soát qua doanh thu thì sẽ đảm bảo thuận lợi hơn. Còn nếu kiểm soát qua lỗ lãi thì là vấn đề rất khó vì không thể kiểm soát được tăng giảm lỗ lãi của DN.

Về kiểm toán Nhà nước, dự án PPP không phải là một dự án đầu tư công hoàn toàn, nên thực hiện dự án thông qua hợp đồng giữa một bên là cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước và một bên là DN.

Nếu thực hiện kiểm toán, Bộ KH&ĐT hoàn toàn thống nhất là cần phải có kiểm toán của Nhà nước. Tuy nhiên, kiểm toán cái gì, nội dung nào, thời gian nào thì Bộ thống nhất kiểm toán những phần thuộc ngân sách Nhà nước, một số nội dung như dự án Luật PPP quy định.

Trong đó tập trung vào lựa chọn nhà đầu tư, nhà thầu, chất lượng dịch vụ và giá trị dự án khi chuyển giao cho cơ quan Nhà nước quản lý. Còn DN tư nhân có quyền thuê kiểm toán độc lập để kiểm toán các hoạt động của DN.

Dự án BT có nhiều ý kiến khác nhau. Hiện nay, dự án BT không còn hình thức trả bằng tiền nữa mà chỉ còn hình thức trả, đổi bằng đất đai. Trong quá trình thực hiện  có những hạn chế, khiếm khuyết nên có nhiều ý kiến khác nhau về việc nên cho và không cho tiếp tục thực hiện.

Về vấn đề này, Bộ KH&ĐT cho rằng, nếu còn thực hiện dự án BT thì phải bổ sung các điều khoản hết sức chặt chẽ.

Trần Thường

Bộ trưởng TN&MT: Không loại trừ tình trạng người nước ngoài 'núp bóng' thu mua đất

Bộ trưởng TN&MT: Không loại trừ tình trạng người nước ngoài 'núp bóng' thu mua đất

Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định: Cho đến giờ, tôi vẫn bảo lưu ý kiến "chưa thấy một cá nhân nước ngoài nào được cấp giấy phép quyền sử dụng đất cả”.