- Điều hành phiên chất vấn Bộ trưởng GTVT sáng nay, Chủ tịch QH nói: Tên cũ không có vấn đề gì thì nên chuyển tên trạm thu giá về tên cũ là được.
XEM CLIP:
Mở đầu phiên chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, có 2 câu hỏi liên quan đến BOT.
ĐB Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) đề nghị Bộ trưởng làm rõ số năm thu phí giao thông giữa dự toán với kết quả kiểm toán, thu phí BOT trên cơ sở mở rộng nâng cấp quốc lộ 1 sắp tới khắc phục thế nào.
"Quan điểm và quyết tâm của Bộ trưởng thế nào về thu phí không dừng và khi nào thực hiện xong nhằm minh bạch hơn việc thu phí tại trạm BOT? Mong Bộ trưởng vi hành lên Tây Bắc để đầu tư làm đường có được không?", ĐB Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) chất vấn.
Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể. Ảnh: Minh Đạt |
Kiểm toán phát hiện chênh lệch là hiển nhiên
Trước khi trả lời, Bộ trưởng GTVT khẳng định: "Tiếp thu ý kiến của cử tri, dư luận xã hội và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Bộ đang có phương án trình Chính phủ thay đổi tên gọi trạm thu phí BOT bằng một tên mới phù hợp với pháp luật và các yêu cầu".
"Với những yếu kém của ngành, thay mặt Bộ GTVT, tất cả đồng chí nguyên là cán bộ GTVT, chúng tôi thành thật nhận trách nhiệm trước Đảng và nhân dân", Bộ trưởng Thể nhấn mạnh.
Nghe vậy, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân liền nói: "Tên cũ không có vấn đề gì thì nên chuyển tên trạm thu giá về tên cũ là được, không cần chờ trình Chính phủ, chờ trình lâu lắm!".
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân. Ảnh: Minh Đạt |
Đi vào trả lời cụ thể, Bộ trưởng giải thích thêm sự chênh lệch giữa hợp đồng BOT và kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.
Theo ông, trong dự án BOT có nhiều phần gọi là dự phòng như dự phòng vật giá, dự phòng khối lượng, dự kiến công tác GPMB... Do đó, dự án BOT được duyệt bao gồm các khoản có thể phát sinh nên dự án có giá trị lớn.
Căn cứ quy định của pháp luật, Bộ GTVT ký hợp đồng với nhà đầu tư BOT theo dự án được duyệt. Đảm bảo tính công khai, minh bạch, trong quá trình thực hiện dự án BOT, Bộ GTVT chủ động kiến nghị Kiểm toán Nhà nước cùng tiến hành kiểm toán trước khi Bộ GTVT quyết toán.
Với 56 trạm BOT, Kiểm toán Nhà nước đã tham gia kiểm toán 50 dự án, còn 6 dự án đang triển khai.
"Để đảm bảo quyền lợi của người dân, Nhà nước và DN, Bộ GTVT đã đàm phán với các nhà đầu tư BOT và trong hợp đồng có 1 điều khoản là giá trị sau quyết toán là căn cứ để Bộ GTVT điều chỉnh thời gian thu phí và các chính sách liên quan đến phí. Việc Kiểm toán Nhà nước phát hiện có sự chênh lệch là điều hiển nhiên", Bộ trưởng Thể khẳng định.
Tuy nhiên, ông cũng cho biết, với những dự án triển khai nhanh, ít biến động giá, ít phát sinh khối lượng thì những phần dự phòng này là phần chênh lệch số năm mà Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra.
"Số liệu của Kiểm toán nhà nước và số lượng quyết toán của Bộ GTVT luôn tương đồng. Đặc biệt, số lượng quyết toán của Bộ GTVT trong nhiều dự án còn thấp hơn cả số liệu của Kiểm toán Nhà nước", người đứng đầu ngành Giao thông giải thích thêm và cho rằng, sự phát hiện và chỉ ra của Kiểm toán nhà nước là đúng nhưng Bộ GTVT đã tiến hành đúng chủ trương Đảng, Nhà nước với những dự án BOT.
Về thu phí BOT, Bộ trưởng GTVT khẳng định dựa trên quan điểm bảo vệ lợi ích của người dân. "Vừa qua khi mặt bằng giá tăng cao, chúng tôi rà soát và giảm toàn bộ 56 dự án BOT, có dự án giảm 2-3 lần, từ 35 nghìn/xe con xuống chỉ còn 15 nghìn, chúng tôi đứng trên quan điểm của Đảng, Nhà nước và nhân dân để điều chỉnh mức phí, căn cứ vào lưu lượng xe qua các trạm và khả năng hoàn vốn của dự án để điều chỉnh", Bộ trưởng GTVT nói.
Lần thứ 2 nhận trách nhiệm
Trả lời ĐB Nguyễn Anh Trí, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho hay, thu phí không dừng là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Thủ tướng đã ban hành quyết định 07 nêu đến cuối 2018, toàn bộ dự án BOT trên QL1 là đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên phải hoàn thành thu phí tự động, toàn bộ trạm BOT trên các tuyến đường còn lại phải hoàn thành cuối năm 2019.
"Bộ GTVT đang triển khai quyết liệt, chúng tôi xem việc thu phí tự động không dừng là giải pháp công khai, minh bạch tốt nhất. Sắp tới khi vận hành toàn bộ thì người dân, các cơ quan nhà nước có thể giám sát nguồn thu một cách cụ thể", Bộ trưởng GTVT nói.
Ông giải thích thêm, vừa qua Bộ GTVT trình kế hoạch trung hạn 952 nghìn tỷ đồng trong giai đoạn 5 năm nhưng ngân sách nhà nước chỉ bố trí được 292 nghìn tỷ, do đó nhiều công trình dự án chưa có điều kiện bố trí vốn.
"Chúng tôi tiếp thu ý kiến của ĐB, bản thân tôi và lãnh đạo Bộ sẽ tới vùng Tây Bắc nghiên cứu, phối hợp với địa phương để báo cáo QH và Chính phủ", Bộ trưởng Thể nói.
Sau phần trả lời chất vấn của nhóm ĐB đầu tiên, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá Bộ trưởng đã đi thẳng vào vấn đề và vẫn còn dư 2 phút.
BOT: Bộ Giao thông quán triệt làm với cái tâm
Về tồn tại trong quá trình triển khai dự án BOT, Bộ GTVT đang tiếp tục khắc phục triệt để. Bộ quán triệt làm với cái tâm.
Tài xế say rượu tông thẳng xe con vào trạm thu giá BOT
Chiếc xe con có tài xế say rượu di chuyển vào đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã tông thẳng vào trạm thu giá BOT khiến xe bị lật, va vào xe tải.
Trả tiền lẻ qua trạm QL5: Công an làm việc với nữ tài xế xinh đẹp
Nữ tài xế trẻ xinh đẹp, người đầu tiên trả tiền lẻ để qua trạm thu phí số 1, QL5 vừa phải làm việc với cơ quan công an.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể lý giải gọi phí BOT thành giá
Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết theo nghị định của Chính phủ, xem BOT là 1 sản phẩm của DN nên họ tự định giá, còn phí là mang tính chất của Nhà nước.
Những vấn đề hứa hẹn làm nóng phiên chất vấn Bộ trưởng GTVT
Sau 10 tháng đảm đương chức vụ, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể lần đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn trước QH về những vấn đề nóng của ngành.
Thủ tướng: Không sử dụng tên 'trạm thu giá'
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ GTVT không sử dụng tên “trạm thu giá”, tiếp tục nghiên cứu tên gọi cho phù hợp.
Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế của QH Nguyễn Đức Kiên: Gọi 'trạm thu giá' vì là luật
Về cách gọi "thu giá", Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế của QH Nguyễn Đức Kiên cho rằng, luật đã quy định nó là “thu giá” thì ta gọi nó là “thu giá”.
Thu Hằng - Nguồn clip: VTV