Theo đó, có 2 trường hợp thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính. Đó là các quận huyện, phường xã phải sắp xếp khi có diện tích tự nhiên và quy mô dân số chưa đạt 50% tiêu chuẩn theo quy định tại Nghị quyết số 1211/2016 của UB Thường vụ QH khóa 13.
Thứ 2 là khuyến khích việc sắp xếp quận huyện, phường xã còn lại để giảm số lượng đơn vị hành chính.
Phiên họp UB Thường vụ QH |
Tạm dừng việc bầu, bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo
Các trường hợp chưa đủ chuẩn nhưng nếu có một trong các yếu tố đặc thù như có vị trí địa lý biệt lập với các đơn vị hành chính khác; được hình thành và ổn định từ năm 1945 đến nay; có vị trí trọng yếu về quốc phòng, an ninh hoặc có đặc điểm về truyền thống lịch sử, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán chưa thuận lợi cho việc sắp xếp thì UBND cấp tỉnh có trách nhiệm rà soát, báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định việc chưa thực hiện sắp xếp.
Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân đọc tờ trình Nghị quyết |
Nghị quyết cũng quy định một số trường hợp đặc biệt khi thực hiện sáp nhập huyện, xã.
Cụ thể đối với những trường hợp sau khi sắp xếp vẫn chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định. Đó là những nơi có yếu tố đặc thù về truyền thống lịch sử, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, cộng đồng dân cư hoặc yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh; được thành lập trên cơ sở nhập từ 3 đơn vị hành chính cùng cấp trở lên; được thành lập trên cơ sở nhập 2 đơn vị hành chính cùng cấp nhưng do tình hình thực tế mà không thể nhập thêm đơn vị hành chính khác liền kề.
Nghị quyết cũng quy định khi nhập huyện chưa đạt tiêu chuẩn vào thị xã hoặc thành phố thuộc tỉnh liền kề thì không xem xét điều kiện về sự phù hợp với định hướng quy hoạch, chương trình phát triển đô thị và tiêu chuẩn về đơn vị hành chính trực thuộc đối với đơn vị hành chính dự kiến hình thành sau khi sắp xếp.
Đối với các thị xã, thành phố thuộc tỉnh có diện tích tự nhiên và quy mô dân số chưa đạt 50% tiêu chuẩn theo quy định thì được điều chỉnh một số phường, xã, thị trấn của quận, huyện, thị xã liền kề để nhập vào thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Để tránh những trường hợp “tranh thủ” bầu, bổ nhiệm cán bộ, tuyển dụng công chức, viên chức tại những huyện, xã đang chuẩn bị sáp nhập, nghị quyết quy định tạm dừng việc bầu, bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý và tuyển dụng, tiếp nhận cán bộ, công chức, viên chức tại những nơi này.
Việc tạm dừng công tác cán bộ sẽ kéo dài từ ngày nghị quyết này có hiệu lực thi hành cho đến khi có nghị quyết của UB Thường vụ QH về việc sắp xếp đối với từng đơn vị hành chính cụ thể.
16 quận, huyện và 631 phường, xã cần sáp nhập
Nghị quyết loại trừ những trường hợp khuyết người đứng đầu mà không bố trí được người phụ trách theo quy định của pháp luật thì nơi đó được bầu, bổ nhiệm chức danh này.
Việc sắp xếp, sáp nhập, hợp nhất tổ chức bộ máy phải bảo đảm theo hướng tinh gọn, hợp lý, không làm tăng thêm đầu mối, sớm ổn định tổ chức bộ máy của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương; sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm các trụ sở làm việc, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện có của các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trước khi tiến hành sắp xếp…
Về số lượng lãnh đạo, quản lý và biên chế công chức, viên chức của các huyện xã sau khi sáp nhập phải phù hợp, gắn với việc thực hiện tinh giản biên chế. Số lượng lãnh đạo, quản lý và số lượng cán bộ, công chức, viên chức ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị mới phải có lộ trình hợp lý.
Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu |
Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu cho biết hiện có 16 quận huyện và 631 phường, xã chưa đạt 50% tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và dân số cần sắp xếp, sáp nhập.
"Đây là việc rất quan trọng, phức tạp, nhạy cảm. Theo đúng tinh thần của Bộ Chính trị, việc sắp xếp, sáp nhập huyện, xã phải cân nhắc, tính toán đến cả yếu tố đặc thù về lịch sử, văn hoá, phong tục tập quán, yêu cầu đảm bảo quốc phòng an ninh, kinh tế xã hội…", Phó Chủ tịch QH lưu ý các cơ quan phải có kế hoạch cụ thể để triển khai nghị quyết này.
Không cần đổi sổ đỏ, chứng minh nhân dân Nghị quyết yêu cầu các huyện, xã phải chủ động triển khai, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện các thủ tục chuyển đổi các loại giấy tờ và không thu lệ phí khi thực hiện việc chuyển đổi do thay đổi địa giới đơn vị hành chính. Chủ nhiệm UB Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho biết, khi sáp nhập, chỉ một số giấy tờ phải đổi như điều chỉnh hộ khẩu nếu thay đổi địa chỉ ở. Còn CMND và thẻ căn cước thì không bắt buộc đổi, chỉ đổi khi công dân có nguyện vọng và không lấy phí; sổ đỏ cũng không cần đổi. Với DN thì cập nhật bổ sung thông tin trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hồ sơ đăng ký DN nếu có thay đổi địa chỉ và không thu phí. |
Các huyện, xã sẽ sáp nhập như thế nào?
Chính phủ đề nghị UB Thường vụ QH thông qua Nghị quyết sáp nhập huyện, xã theo trình tự, thủ tục rút gọn và có hiệu lực ngay trong tháng 2.
Thu Hằng