- Báo cáo trước QH chiều nay, Bộ trưởng Tài chính cho biết đề xuất từ 1/7/2019 điều chỉnh lương cơ sở từ 1,39 triệu lên 1,49 triệu đồng/tháng.
2021: Công chức, sỹ quan hưởng lương mới
Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2019
Báo cáo về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2018, dự toán và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2019, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, dự toán chi thường xuyên trong năm tới là 470,9 ngàn tỷ đồng.
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng |
Trong đó, dự toán chi cải cách tiền lương, tinh giản biên chế 16,2 ngàn tỷ đồng. Kể từ 1/7/2019 thực hiện điều chỉnh lương hưu, chính sách trợ cấp người có công tăng 7%; lương cơ sở từ 1,39 triệu lên 1,49 triệu đồng/tháng.
Nhất trí phương án tăng lương
Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm UB Tài chính Ngân sách Nguyễn Đức Hải cho biết, cơ cấu chi NSNN dự kiến bố trí chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng chi thường xuyên, tăng chi đầu tư.
“Năm 2019, tỷ trọng chi thường xuyên dự kiến khoảng 63,8% tổng chi (thấp hơn dự toán năm 201 là 64,1%); chi đầu tư 26,3% (cao hơn dự toán 2018 là 26,2%). Sự chuyển biến của tỷ lệ này tuy còn rất khiêm tốn, nhưng đã góp phần bảo đảm mục tiêu cơ cấu chi đầu tư - chi thường xuyên theo nghị quyết của QH”, ông Hải nhấn mạnh.
Chủ nhiệm UB Tài chính Ngân sách Nguyễn Đức Hải |
UB Kinh tế đánh giá, trong bối cảnh thu NSNN còn khó khăn, nhiệm vụ chi lương bố trí cao hơn (tăng lương cơ sở 100.000 đồng/tháng từ 1/7/2019) và bảo đảm các chính sách an sinh - xã hội ngày càng nhiều, việc chuyển dịch cơ cấu chi NSNN như dự kiến là sự nỗ lực trong quản lý, điều hành của Chính phủ, các bộ, ngành và các cấp chính quyền địa phương.
Tuy nhiên, ông Hải lưu ý: “Một số ý kiến cho rằng, việc bố trí tăng lương cơ sở cao hơn so với các năm gần đây sẽ tạo áp lực và khó khăn hơn để giảm chi thường xuyên theo các nghị quyết của TƯ và QH".
UB Tài chính Ngân sách nhận thấy, để thực hiện nghị quyết 18 của TƯ 6, Chính phủ đã xây dựng dự toán chi thường xuyên năm 2019 bao gồm cả kinh phí thực hiện tinh giản biên chế và giao cơ chế tự chủ theo hướng cắt giảm chi lương và chi hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập theo lộ trình.
UB cơ bản nhất trí với nguyên tắc bố trí kinh phí ngân sách như Chính phủ trình. Điều này sẽ đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu chi thường xuyên theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên trong tổng chi NSNN.
Về thực hiện cải cách tiền lương, tăng khoảng 7% từ ngày 1/7/2019, ông Hải cho hay, điều này được thực hiện theo đúng lộ trình đã được QH quyết định trong kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020, nhằm góp phần nâng cao thu nhập cho cán bộ, công chức.
Mặt khác, việc cải cách tiền lương năm 2019 được thực hiện đi đôi với tinh giản biên chế theo nghị quyết 18 là phù hợp.
Vì vậy, đa số ý kiến trong UB Tài chính Ngân sách nhất trí với phương án Chính phủ trình.
Lương bộ trưởng có thể tăng bứt phá hơn 33 triệu đồng
Lương khởi điểm khu vực nhà nước sẽ tăng lên 4,14 triệu đồng. Lương chuyên gia cao cấp bậc 3 tương đương lương bộ trưởng có thể hơn 33 triệu.
Sẽ không còn chuyện lương thứ trưởng thấp hơn vụ trưởng
Một loạt bất cập trong chính sách tiền lương sẽ được giải quyết, như lương của một số thứ trưởng lại thấp hơn vụ trưởng.
Bác sỹ, giáo viên ai cũng kêu khổ: Tăng lương ai bây giờ
Mấy chục năm qua, trong khi lương chưa được cải cách cơ bản, thì như một quy luật tất yếu, ngành nào cũng kêu lương thấp.
Lương sĩ quan quân đội tăng như thế nào?
Hàng loạt chính sách lao động tiền lương có hiệu lực từ giữa tháng 8 này. Trong đó, sĩ quan quân đội được tăng lương.
Thu Hằng - Hương Quỳnh