Cụ thể, kỳ họp bổ sung 4 nội dung: dự luật Cư trú (sửa đổi); các dự thảo nghị quyết về: phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), phê chuẩn hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA), việc gia nhập Công ước số 105 của ILO về xóa bỏ lao động cưỡng bức năm 1957.

{keywords}
Tổng thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc

Có 5 nội dung được rút khỏi kỳ họp: dự luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Đất đai; dự án luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi); chất vấn và trả lời chất vấn; báo cáo về quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm y tế năm 2019 (Chính phủ đề nghị chuyển sang kỳ họp thứ 10); báo cáo kết quả thanh tra việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất của DNNN, DN cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011-2017 (Chính phủ đề nghị chuyển sang năm 2021).

2 nội dung do Chính phủ đề nghị bổ sung (dự thảo nghị quyết về phát triển TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; dự thảo nghị quyết về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp) sẽ thực hiện theo kết luận của UB Thường vụ QH sau khi xem xét các nội dung này.

Họp trực tuyến kết hợp tập trung

Tổng thư ký QH cho hay, kỳ họp này dự kiến bố trí nội dung theo 2 đợt.

Đợt 1 họp trực tuyến 8 ngày rưỡi từ 20-30/5. QH không họp phiên trù bị mà tiến hành khai mạc kỳ họp. Trong đợt này, đại diện Chính phủ báo cáo nhanh một số vấn đề về tình hình kinh tế - xã hội (nếu có).

QH nghe báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 9, báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 8; thảo luận các dự luật, dự thảo nghị quyết trình QH xem xét, thông qua; giám sát chuyên đề.

QH bố trí thảo luận mỗi nội dung nửa ngày, nếu còn nhiều ĐB đăng ký phát biểu thì sẽ xem xét kéo dài thời gian. Không bố trí thảo luận ở tổ, đồng thời tăng thời gian thảo luận tại phiên toàn thể đối với một số nội dung và khuyến khích ĐB tăng cường góp ý kiến bằng văn bản.

Để thảo luận, tranh luận, các ĐB tại 63 điểm cầu đăng ký phát biểu qua đường dây nóng (gọi 080.41992 - 080.41993 và sẽ trượt tới 10 máy lẻ để tiếp nhận thông tin). Việc đăng ký thông suốt, cập nhật liên tục vào hệ thống điều hành của đoàn chủ tịch theo thứ tự đăng ký của ĐB; danh sách đăng ký phát biểu cũng được thể hiện (chạy chữ) trên màn hình tại phòng Diên Hồng.

Cùng với đó, phần mềm đăng ký phát biểu cài đặt trên thiết bị di động cũng đang được khẩn trương hoàn thiện.

Các ĐB biểu quyết thông qua phần mềm biểu quyết cài đặt trên thiết bị di động, kết quả biểu quyết sẽ thể hiện trên màn hình phòng Diên Hồng.

Trưởng các đoàn ĐB có trách nhiệm tổ chức, điều hành các hoạt động của đoàn tại địa phương.

Đợt 2 họp tập trung tại nhà QH trong 9 ngày từ 10 -19/6. QH sẽ xem xét các báo cáo và quyết định một số vấn đề về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước; thảo luận các dự án luật trình QH cho ý kiến; thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia và xem xét, quyết định nhân sự khác (nếu có); biểu quyết thông qua luật đã được thảo luận ở đợt 1, nghị quyết và bế mạc kỳ họp…

Kỳ họp được phát thanh, truyền hình trực tiếp các phiên: khai mạc, bế mạc; giám sát chuyên đề; thảo luận kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước, chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Để đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch, QH hạn chế tối đa số lượng người ra vào Nhà QH. Theo đó, sẽ không mời khách mời trong nước và quốc tế dự thính các phiên họp trực tuyến, hạn chế số lượng đại diện các cơ quan liên quan đến nội dung kỳ họp, hạn chế tối đa việc trưng tập nhân lực phục vụ kỳ họp…

Khi họp trực tuyến tại phòng Diên Hồng, ĐB ngồi cách nhau 2 ghế và so le, trong đó có một số vị trí bố trí khoảng cách rộng hơn.

Chất vấn bằng văn bản

Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển cho rằng, trong bối cảnh này, các thành viên Chính phủ dành nhiều thời gian xử lý nhiều vấn đề.

“Thời gian này, Chính phủ ưu tiên điều hành xử lý công việc, còn chất vấn lùi lại sau”, ông Hiển nói.
 
Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu cũng tán thành không chất vấn trực tiếp tại kỳ họp. ĐB giữ quyền chất vấn bằng gửi văn bản sau đó có thể trả lời bằng văn bản hoặc để kỳ họp 10.

Ông Lưu cho rằng, đây là kỳ họp đặc biệt, “trong cái khó, ló cái khôn”, tình huống này đặt ra cơ hội đổi mới phương thức hoạt động của QH một lần nữa, xem xét tiết kiệm được nhân sự, thời gian, tiền bạc.

Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cũng thống nhất thực hiện chất vấn bằng cách gửi văn bản, thành viên Chính phủ sẽ trả lời theo quy định.

QH sẽ phê chuẩn miễn nhiệm Phó Thủ tướng, bầu Chủ tịch Hội đồng bầu cử

QH sẽ phê chuẩn miễn nhiệm Phó Thủ tướng, bầu Chủ tịch Hội đồng bầu cử

Tại kỳ họp thứ 9 vào tháng tới, QH sẽ phê chuẩn miễn nhiệm nhân sự Phó Thủ tướng và bầu Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia.

Thu Hằng