Đáng chú ý trong luật là số lượng ĐBQH hoạt động chuyên trách ít nhất là 40% tổng số ĐBQH. Đồng thời, đổi tên hai Uỷ ban: Ủy ban văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng” thành “UB văn hóa, giáo dục” và “Ủy ban về các vấn đề xã hội” thành “Ủy ban Xã hội”.

Báo cáo giải trình, tiếp thu, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết ý kiến của đa số ĐBQH nâng tỷ lệ ĐBQH hoạt động chuyên trách lên ít nhất là 40% đã thể hiện sự cân nhắc, tính toán kỹ. Đây là cơ sở pháp lý cho công tác quy hoạch, chuẩn bị nguồn nhân sự để giới thiệu tham gia ứng cử làm ĐBQH hoạt động chuyên trách, từ đó tăng cường tính chuyên nghiệp, góp phần quan trọng cho việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của QH.

{keywords}
Ông Hoàng Thanh Tùng trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội

“Để bảo đảm tính khả thi của quy định này, trong thời gian tới, đề án bầu cử ĐBQH khóa 15 sẽ cụ thể hóa các nội dung liên quan cũng như xem xét việc bố trí hợp lý số lượng ĐBQH hoạt động chuyên trách ở từng địa phương”, ông Tùng cho hay.

Khi thảo luận, một số ý kiến đề nghị cần quy định tiêu chuẩn cụ thể cao hơn đối với ĐBQH, đồng thời, không quy định tiêu chuẩn về độ tuổi đối với ĐBQH. Ý kiến khác không tán thành và cho rằng, ĐBQH là người đại diện cho các giai tầng khác nhau trong xã hội nên không thể quy vào một tiêu chuẩn chung. 

Ngoài các tiêu chuẩn chung của ĐBQH đã được Luật Tổ chức QH quy định, nếu đặt ra các tiêu chuẩn cao hơn về trình độ chuyên môn, năng lực, kỹ năng làm việc sẽ làm hạn chế quyền ứng cử vào QH của công dân đã được quy định trong Hiến pháp.

Theo quy trình bầu cử hiện nay, bên cạnh những người tự ứng cử, phần lớn người tham gia ứng cử là đại diện do tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở TƯ và địa phương lựa chọn, giới thiệu ứng cử để bảo đảm tỷ lệ đại diện hợp lý của các tầng lớp nhân dân trong Quốc hội.

Mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị, hiện đã có những quy định riêng của Đảng, quy định của từng cơ quan, tổ chức trong việc xác định tiêu chuẩn, điều kiện khi xem xét, lựa chọn nhân sự.

{keywords}
Các đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua luật

Nâng cao chất lượng của ĐBQH nói chung, từng cơ quan, tổ chức, đơn vị cần nâng cao trách nhiệm hơn nữa trong việc sàng lọc, lựa chọn, giới thiệu đại diện tiêu biểu, ưu tú nhất của mình tham gia ứng cử ĐBQH để cử tri có điều kiện lựa chọn người thực sự xứng đáng làm ĐBQH.

UB Thường vụ QH xin phép không bổ sung nội dung này trong dự thảo luật.

Nhiều ý kiến đề nghị cần tổng kết, đánh giá việc thực hiện thí điểm theo Nghị quyết tổ chức một Văn phòng giúp việc chung cho 3 cơ quan là đoàn ĐBQH, HĐND và UBND cấp tỉnh để quyết định mô hình cơ quan tham mưu, giúp việc đoàn ĐBQH phù hợp, hiệu quả, ổn định lâu dài.

Một số ý kiến đề nghị kết thúc thí điểm và giữ mô hình 3 Văn phòng giúp việc như hiện hành; các ý kiến khác đề nghị chỉ hợp nhất Văn phòng đoàn ĐBQH với Văn phòng HĐND cấp tỉnh.

Giải trình trước QH, ông Hoàng Thanh Tùng cho hay kết quả tổng kết Nghị quyết chưa thực sự đáp ứng được mục tiêu đề ra.

“Xin phép Quốc hội cho kết thúc việc thực hiện thí điểm theo Nghị quyết và tổ chức Văn phòng tham mưu, giúp việc, phục vụ chung cho đoàn ĐBQH và HĐND cấp tỉnh, Văn phòng tham mưu, giúp việc, phục vụ riêng cho UBND cấp tỉnh”, ông Tùng nói.

Đối với các địa phương đang thực hiện thí điểm, ông Tùng cho hay sẽ chuyển ngay sang mô hình nêu trên; ở các địa phương còn lại thì sẽ hoàn thành việc chuyển giao và thực hiện từ nhiệm kỳ QH khóa 15 và HĐND nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Trần Thường

Quốc hội cho Hà Nội được tự quyết thu, tăng phí

Quốc hội cho Hà Nội được tự quyết thu, tăng phí

Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính, ngân sách đặc thù đối với thành phố Hà Nội.