- Nhiều ĐBQH chia sẻ, các bộ trưởng ngồi "ghế nóng", có nhiều vấn đề va chạm như Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể khó có thể được phiếu tín nhiệm cao.
Kết quả phiếu tín nhiệm 48 chức danh
Hình ảnh đại biểu lấy phiếu tín nhiệm đối với 48 chức danh
Ghế khó phải có bộ trưởng xuất sắc
Nói về kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với 2 tư lệnh ngành cuối bảng là Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ và Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể, ĐB tỉnh Hải Dương Vũ Trọng Kim cho rằng, điều đó cho thấy trong thực tiễn quản lý và tổ chức thực hiện ở các địa phương hay trong hệ thống ngành có mặt này, mặt khác tạo ấn tượng mạnh trong ĐB.
ĐB Vũ Trọng Kim. Ảnh: Hoàng Long |
Ví dụ trong ngành giáo dục gần đây nổi lên nhiều vấn đề sách giáo khoa, chương trình học… có trách nhiệm đưa ra những quy định quản lý nhà nước phải kịp thời, chấn chỉnh, đôn đốc, giám sát và phải có tư duy phán đoán để ngăn chặn.
Theo ông Kim, đối với các ngành như Giáo dục, Giao thông là những lĩnh vực khó, đòi hỏi phải có những bộ trưởng xuất sắc. Họ phải là những người trải qua nhiều thử thách, kinh nghiệm thì mới có thể làm tốt được vị trí này.
“Đó là ghế khó, vị trí rất khó chứ không phải là đơn giản. Vì tất cả mọi thứ đều xuất hiện ra ở ngoài xã hội, liên quan đến người dân, đến đời sống, đến quyền lợi của người dân rất sát sườn”, ông Kim nói.
Phó chủ nhiệm UB Về các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi nhận xét kết quả phiếu tín nhiệm cơ bản là khách quan.
Ông Lợi bày tỏ chia sẻ với Bộ trưởng GD-ĐT và GTVT, vì mới đảm nhiệm chức vụ 2,5 năm trong khi tồn tại của ngành là cả các nhiệm kỳ. “Người đứng mũi chịu sào ở lĩnh vực bức xúc, nhạy cảm của xã hội đều chịu tác động. Có thể anh ở bộ khác phiếu chưa chắc đã như thế. Có anh điều hành giỏi, nhưng ngành này ngành kia thì chưa chắc phiếu đã cao”.
Theo ông, các tư lệnh đứng ở những ngành bức xúc, có tính chất nhạy cảm thì chịu thiệt về mặt lá phiếu.
Phó chủ nhiệm UB Về các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi. Ảnh: Phạm Hải |
Theo ông Lợi, không phải lá phiếu đó mà đánh giá bộ trưởng yếu kém mà phải nhìn nhận ngành đó cả xã hội phải quan tâm. Muốn giáo dục phát triển thì thầy phải là thầy, còn học trò phải cố gắng, gia đình phải chăm lo.
Một loạt “sự cố” làm phiếu thấp
Đánh giá việc qua 3 lần lấy phiếu tín nhiệm thì lĩnh vực giáo dục, giao thông đều ở vị trí thấp nhất, Phó chủ nhiệm UB Văn hoá giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Phạm Tất Thắng cho rằng, chúng ta đang ở giai đoạn phát triển, những ngành có yêu cầu đầu tư phát triển cao như giao thông, giáo dục thì yêu cầu của cử tri, xã hội rất cao, nhưng nguồn lực đầu tư cho các lĩnh vực này còn hạn chế.
Theo ông, các tư lệnh phải giải quyết mâu thuẫn trên trong khi rõ ràng là việc rất khó, không phải một vài tháng, một vài năm mà có thể phải cả giai đoạn nào đó mới có thể khắc phục được những bất cập để nâng cao hiệu quả, hiệu lực của ngành.
Phó chủ nhiệm UB Văn hoá giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Phạm Tất Thắng. Ảnh: Phạm Hải |
Ông bày tỏ, với số phiếu được công bố, 2 Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và Nguyễn Văn Thể cũng có thiệt thòi nhất định vì đây là 2 vị trí có yêu cầu, áp lực rất cao, trong khi cơ chế và nguồn lực có hạn.
Lý do khách quan cũng được ông chỉ ra là 2 ngành này gần thời điểm QH lấy phiếu tín nhiệm thì có một loạt “sự cố” liên quan, những sự cố này được dư luận, cử tri, ĐB quan tâm, mổ xẻ nên chắc chắn ảnh hưởng đến đánh giá bằng phiếu của các ĐB.
“Đây cũng là yêu cầu cao của các ĐBQH với các chức danh mà QH bầu hoặc phê chuẩn, để đòi hỏi mỗi đồng chí được lấy phiếu tín nhiệm đợt này cần phải cố gắng hơn nữa để hoàn thành trọng trách của mình”, ông Thắng nói.
“ĐB một mặt thể hiện mong muốn, kỳ vọng của xã hội, cử tri với trách nhiệm của những người đứng đầu các ngành, lĩnh vực. Mặt khác cũng thể hiện sự ghi nhận nỗ lực cố gắng, chia sẻ khó khăn mà những người đứng đầu các ngành, lĩnh vực này gặp phải”, ông Thắng nêu.
Nhận xét về kết quả phiếu tín nhiệm 3 lần ở ngôi quán quân của Chủ tịch QH, ĐBQH Vũ Trọng Kim cho rằng điều đó thể hiện bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã hoàn thành được nhiệm vụ, với cương vị là người đứng đầu cơ quan lập pháp. Nói về việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có số phiếu tín nhiệm cao nhất trong khối Chính phủ, ông Kim cho rằng, từ năm 2016 đến nay, thông điệp Chính phủ kiến tạo, phục vụ nhân dân, liêm chính và hành động đã thúc đẩy kinh tế phát triển, các vấn đề xã hội được bảo đảm an toàn và những tiến bộ xã hội rõ rệt. “Dấu ấn cá nhân của Thủ tướng là đầy nhiệt huyết, trách nhiệm; còn những sáng kiến, sáng tạo dần dần đã đi vào cuộc sống, bước đầu có hiệu quả và hiệu quả đó được xã hội ghi nhận”, ông Kim nhận xét. |
Thu Hằng - Hồng Nhì
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói gì sau kết quả tín nhiệm?
Bộ trưởng GD-ĐT chia sẻ, kết quả lấy phiếu tín nhiệm là động lực để bản thân ông và toàn ngành cố gắng hơn nữa.
Xếp hạng phiếu tín nhiệm 48 lãnh đạo
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân có nhiều "phiếu tín nhiệm cao" nhất. Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ có "phiếu tín nhiệm thấp" nhiều nhất.
Kết quả lấy phiếu tín nhiệm các thành viên Chính phủ
Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ có số phiếu "tín nhiệm thấp" nhiều nhất, kế đến là Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể.
'Kết quả tín nhiệm rất hay'
Kết quả "hay" ở chỗ những người năm ngoái nhiều phiếu tín nhiệm thấp thì lần này có sức bật vươn lên rất mạnh mẽ.
Lội dòng thay đổi thứ hạng tín nhiệm
Nhìn qua các con số, có thể thấy kết quả lấy phiếu tín nhiệm các chức danh lãnh đạo Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ năm nay khác biệt rất lớn so với năm trước.