{keywords}
{keywords}

Nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV sắp kết thúc, là thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ông thấy trong nhiệm kỳ này, hoạt động của Quốc hội có những dấu ấn gì nổi bật?

Phải khẳng định thành công của đất nước hiện nay có sự đồng hành của Quốc hội. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, với chức năng lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, Quốc hội cùng Chính phủ và cả hệ thống chính trị đã góp phần tạo nên vị thế, tiềm lực của Việt Nam như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhiều lần khẳng định: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

Điều đặc biệt là khóa này, Quốc hội đã thực hiện sáng tạo vai trò của mình trước sự đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với cơ quan dân cử thông qua hoạt động của Đảng đoàn Quốc hội rất nhuần nhuyễn.

Sự chủ động, phối hợp rất tốt của các cơ quan của Quốc hội với Chính phủ, với các cơ quan tư pháp đã tạo điều kiện trong hoạt động và cùng nhau tháo gỡ nhiều vấn đề phát sinh trong thực tế đặt ra cho đất nước.

{keywords}

Hoạt động nghị trường luôn luôn đổi mới, luôn luôn cải tiến, bám sát chủ trương của Đảng, yêu cầu phát triển đất nước; mang tâm tư, nguyện vọng của cử tri và hơi thở cuộc sống đến nghị trường.

Sau mỗi kỳ họp, cử tri rất ấn tượng với hoạt động nghị trường: từ điều hành linh động, uyển chuyển nhưng vẫn nguyên tắc của Chủ tịch Quốc hội, Chủ tọa kỳ họp đến cải tiến hình thức thảo luận, chất vấn.  

Hoạt động của các cơ quan Quốc hội rất phong phú, đa dạng. Một trong những điểm nhấn là Ủy ban Thường vụ Quốc hội có nhiều sáng tạo trong giám sát và hướng dẫn hoạt động của HĐND cấp tỉnh đã tạo mối quan hệ với cơ quan dân cử địa phương rất chặt chẽ, hỗ trợ cơ quan dân cử địa phương hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn.

Đại biểu Quốc hội phát huy được vị thế, đóng góp tích cực trên cơ sở phát huy dân chủ, trí tuệ, kỷ cương, đoàn kết, trách nhiệm. Trong quá trình tham gia thảo luận, tranh luận, các đại biểu phát biểu rất tâm huyết, trách nhiệm, tính phản biện rất cao. Các đại biểu tự mình có nhiều hoạt động gắn bó mật thiết với nhân dân. Ngoài các cuộc tiếp xúc cử tri, nhiều đại biểu còn tham gia các chương trình thiện nguyện; luôn có mặt tại các “điểm nóng”, các vùng thiên tai; vận động hỗ trợ điều kiện y tế, giáo dục ở những vùng khó khăn.

Việc lấy phiếu tín nhiệm kỳ này là sự tiếp nối của nhiệm kỳ XIII, được thực hiện sáng tạo. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, Nghị quyết 85/2014 rất sát và đúng với đánh giá của nhân dân, tạo sự tin tưởng và kỳ vọng trong nhân dân, thể hiện đánh giá của đại biểu với ý kiến của cử tri là tương đồng.

Nhìn lại những ngày đầu tiên của khóa XIV đến nay, Quốc hội đã có những chuyển biến, thay đổi như thế nào, thưa ông?

Dấu ấn nổi bật của Quốc hội kỳ này gắn với thông điệp của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân “chuyển Quốc hội từ tham luận là chủ yếu sang thảo luận và tranh luận”.

Qua đó, có nhiều vấn đề đưa ra Quốc hội thảo luận đã được làm sáng tỏ, giúp cho chất lượng của các văn bản từ lúc trình đến lúc trở thành nghị quyết chất lượng hơn với tư duy được nâng cao hơn một bước. Điều này nhờ vào trí tuệ của các đại biểu đã thảo luận, tranh luận.

Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng lắng nghe, chắt lọc và tiếp thu một cách nghiêm túc, không có ý kiến, nguyện vọng chính đáng nào của cử tri và ĐBQH nêu ra, góp ý mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội không trăn trở. Hay như trong công tác nhân sự, hầu như tất cả các ý kiến trao đổi đều được tiếp thu, giải trình đầy đủ và rõ ràng để đại biểu khi “bấm nút” có cơ sở thuyết phục.

{keywords}

Tôi nhớ từ đầu nhiệm kỳ đến nay, tất cả các giải trình về nhân sự đều được Quốc hội chấp thuận và khi bầu phiếu tập trung rất cao. Có được điều đó chính là từ sự lắng nghe của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, của lãnh đạo Quốc hội.

Có những vấn đề Ủy ban Thường vụ đưa ra 2, thậm chí là 3 phương án để xin ý kiến đại biểu và bao giờ Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng chọn phương án theo đa số để trình Quốc hội biểu quyết.

Từ đó, các dự thảo nghị quyết, dự thảo luật được thông qua với tỉ lệ tán thành rất cao.

{keywords}

Trong nhiệm kỳ có một số dự thảo luật Chính phủ trình lên nhưng ĐBQH thấy chưa “đủ chín” và có những phản biện, cuối cùng Quốc hội đã không thông qua. Điều này phải chăng cho thấy Quốc hội ngày càng quyền lực hơn?

Phải nói là kỳ này, việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với cơ quan dân cử, cụ thể là Quốc hội thông qua Đảng đoàn Quốc hội một cách rất nhuần nhuyễn. Đảng hóa thân vào các hoạt động của cơ quan dân cử để dẫn dắt, lãnh đạo một cách uyển chuyển, linh động mà vẫn giữ được nguyên tắc Đảng lãnh đạo toàn diện.

Trước đây phần lớn là Đảng đoàn Quốc hội triển khai Nghị quyết của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương nhưng nhiệm kỳ này Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã giao rất nhiều vấn đề Đảng đoàn Quốc hội lắng nghe ý kiến của ĐBQH trước khi báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư và BCH Trung ương.

Thậm chí có những vấn đề các cơ quan tham mưu, đề xuất nhưng sau Quốc hội thảo luận, thấy vấn đề chưa chín, Đảng đoàn Quốc hội trình Bộ Chính trị đều đề nghị cơ quan trình tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, làm cho rõ mới thông qua.

Phải nói nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV có khá nhiều biến động về nhân sự, chắc hẳn ông và Ban Công tác Đại biểu khá vất vả và áp lực hơn các khóa trước?

Áp lực của chúng tôi ở đây là áp lực phải chuẩn bị hồ sơ, quy trình một cách chuẩn xác, bám sát sự lãnh đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và đặc biệt trực tiếp là của Đảng đoàn Quốc hội. Vì vậy trong công việc, chúng tôi có chỗ dựa rất vững chắc.

Hơn nữa, với sự nhuần nhuyễn trong lãnh đạo của Đảng với cơ quan dân cử đã tạo được sự đồng thuận, đồng tình và đóng góp rất chân thành của các đại biểu. Chính vì vậy những “áp lực” trong công tác nhân sự được chuyển thành “thuận lợi”, tạo sự đồng thuận rất cao trong Quốc hội khi thực hiện Nghị quyết của Đảng.

{keywords}

Tất cả các lần bầu và lấy phiếu tín nhiệm các chức danh đều nhận được số phiếu rất tập trung. Có nhân sự như bầu Chủ tịch nước đạt 100% số phiếu tín nhiệm của ĐBQH, dư luận rất đồng tình ủng hộ.

Đấy chính là sự lãnh đạo rất dân chủ và sự lựa chọn rất kỹ lưỡng, khách quan và sự lắng nghe, giải thích rất rõ ràng những vấn đề đại biểu còn băn khoăn. Từ đó tạo sự đồng thuật rất cao.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ của người làm công tác đại biểu, trước hết là phải nhuần nhuyễn nguyên tắc Đảng lãnh đạo cơ quan dân cử thông qua Đảng đoàn Quốc hội. Thứ 2 là phải bám sát nguyên tắc công tâm, khách quan, đặc biệt là lắng nghe ý kiến đại biểu và giải trình một cách tường minh.

{keywords}

Chỉ còn ít ngày nữa, Quốc hội sẽ bầu tân Trưởng ban Công tác Đại biểu, ông kỳ vọng như thế nào về người kế nhiệm mình?

Trong lịch sử từ khi hình thành Quốc hội đến giờ, khóa sau bao giờ cũng cải tiến hơn khóa trước và tôi tin khóa tới sẽ tiếp tục được cải tiến tốt hơn. Đặc biệt, công tác nhân sự đã tổng kết được kinh nghiệm, nhất là sự lãnh đạo của Đảng đã hình thành một cách nhuần nhuyễn thì kỳ tới sẽ kỳ vọng tốt hơn.

{keywords}

Nhân sự tân Trưởng ban Công tác đại biểu tới đây đã kinh qua nhiều vị trí công tác ở địa phương và đã có gần một năm để chuẩn bị vào vị trí mới. Vì vậy, tôi hoàn toàn tin tưởng với quá trình chuẩn bị rất chủ động như thế, tân Trưởng ban Công tác đại biểu sẽ làm tốt hơn.

Ông có nhìn nhận như thế nào khi khóa trước và khóa này, Quốc hội thực hiện chuyển giao nhân sự ngay sau Đại hội Đảng chứ không chờ đến kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa mới?

Tôi thấy nếu như thời gian giữa Đại hội Đảng với kỳ họp Quốc hội đầu tiên của khóa mới gần hơn để kiện toàn các chương trình thì đương nhiên sẽ tối ưu.

Tuy nhiên, cần có thời gian cho công tác chuẩn bị bầu cử theo luật, khoảng 5 tháng kể từ khi công bố ngày bầu cử đến khi tiến hành bầu cử (23/5/2021).

Do đó, khoảng cách từ Đại hội Đảng đến khi bầu cử ĐBQH xong rồi mới kiện toàn nhân sự là khá xa, khoảng 6 - 7 tháng. Vì vậy, chọn phương án kiện toàn nhân sự trong kỳ họp cuối cùng của khóa XIV là hợp lý.

Việc này nhằm đảm bảo sự lãnh đạo xuyên suốt của Đảng. Một trong những phương thức lãnh đạo của Đảng là Đảng cử cán bộ ưu tú để tham gia các cơ quan lãnh đạo thông qua cán bộ.

Cho nên, từ khóa XIV, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban, người đứng đầu các cơ quan của Quốc hội đều là ủy viên Trung ương Đảng.

Những nhân sự không tham gia Trung ương sau Đại hội XIII mà tham gia Đảng đoàn Quốc hội thì có nhiều điều không hợp với chủ trương.

Luật quy định nhiệm kỳ Quốc hội là 5 năm, còn trong quá trình đó thì công tác nhân sự vẫn cần kiện toàn thường xuyên.

Cho nên việc kiện toàn nhân sự ngay kỳ họp cuối cùng không có vấn đề gì vướng mắc. Tôi cũng nằm trong số nhân sự nghỉ để kiện toàn cũng thấy rất hợp lý và cần thiết.

Tôi tin khi chuyển giao cho những nhân sự mới được đào tạo, rèn luyện và trưởng thành ở nhiều lĩnh vực sẽ kế thừa, tiếp cận công việc ngay và chuẩn bị cho nhiệm kỳ mới tốt hơn. Thế hệ sau bao giờ cũng tiếp nối kinh nghiệm và năng lực đổi mới tốt hơn, như thế đất nước mới phát triển.

{keywords}
{keywords}

Thu Hằng - Ảnh: Trần Thường - Thiết kế: Hồng Anh

Quốc hội miễn nhiệm Thủ tướng trước, bầu Chủ tịch nước sau

Quốc hội miễn nhiệm Thủ tướng trước, bầu Chủ tịch nước sau

Kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XIV sẽ bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội bằng hình thức bỏ phiếu kín.