{keywords}

Đoạn đối thoại trên được ông Phạm Minh Chính (khi đang là Trưởng Ban Tổ chức Trung ương) kể tại hội nghị triển khai thực hiện nghị quyết Trung ương 6 (về sắp xếp, tinh gọn bộ máy) hồi tháng 12/2017.

Từ câu chuyện cụ thể này, ông mong mọi người có suy nghĩ về tình trạng bộ máy cồng kềnh, thậm chí nhiều hơn cả thời bao cấp.

“Bộ máy phải có cái này, cái kia thì tư duy đó quá lạc hậu. Tổ chức bộ máy và cán bộ phải thích ứng được với thời cuộc ”, ông cho rằng cả hệ thống chính trị cùng nhau bàn mới làm được. Bởi cái gì mới cũng khó, cũng có người chống đối, “đổi mới nhiều khi phải hy sinh”.

Câu chuyện tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế cũng như công tác xây dựng đội ngũ cán bộ luôn là nỗi đau đáu của ông Phạm Minh Chính.

{keywords}

Hồi đầu nhiệm kỳ, chủ trì cuộc họp của đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về tinh giản biên chế vào ngày 17/9/2016, ông Phạm Minh Chính đã nêu lên 3 vấn đề khiến người dân rất bức xúc. Trong đó có tình trạng bộ máy hành chính nhà nước cồng kềnh, chồng chéo, càng thực hiện tinh giản biên chế thì bộ máy càng phình to hơn, biên chế càng tăng.

Ông nhấn mạnh, tinh giản biên chế, sắp xếp lại bộ máy là việc làm rất khó vì đụng chạm trực tiếp đến quyền lợi của đảng viên, công chức, viên chức, những đối tượng hưởng lương. Để triển khai thành công, đòi hỏi phải có quyết tâm chính trị cao độ, sự nhất trí, đồng thuận trong toàn hệ thống chính trị cả ở Trung ương cũng như địa phương.

{keywords}

Nhìn lại nhiệm kỳ Đại hội XII, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã được Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các cấp ủy, tổ chức Đảng đặc biệt chú trọng. Nhiều vấn đề khó, phức tạp đã được đặt ra và thực hiện từ nhiều năm trước nhưng hiệu quả thấp, chưa đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra thì nay đạt được nhiều kết quả cụ thể, rõ rệt.

Trong 6 kết quả công tác xây dựng Đảng của nhiệm kỳ phải kể đến việc đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh gọn đầu mối, tinh giản biên chế của hệ thống chính trị; công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ.

Thành công của hai việc trọng đại này, bên cạnh sự chỉ đạo quyết liệt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị còn có “bóng dáng” đậm nét của Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính.

Hàng loạt đề án do Ban Tổ chức Trung ương chủ trì xây dựng đã được trình Trung ương thảo luận, thông qua và trở thành những nghị quyết “xương sống” cho công cuộc sắp xếp tinh gọn bộ máy, công tác cán bộ, kiểm soát quyền lực trong những năm gần đây.

Đó là Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII năm 2016 về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.

Đó là Nghị quyết 18 Trung ương 6 khóa XII năm 2017 về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Đó là Nghị quyết 26 Trung ương 7 khóa XII năm 2018 về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ…

{keywords}

Hàng loạt các quy định khác cũng do Ban Tổ chức Trung ương nghiên cứu xây dựng đã được Trung ương, Bộ Chính trị ban hành.

Điển hình như Quy định 08 năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương.

Hay như Quy định 205 năm 2019 của Bộ Chính trị về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền.

Quy định 214 năm 2020 của Bộ Chính trị về khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý…

Đúng như nhận xét của PGS-TS Vũ Văn Phúc - Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng khoa học các cơ quan TƯ, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản nhận định: “Chưa có nhiệm kỳ nào mà Trung ương, Bộ Chính trị lại ra nhiều nghị quyết, chỉ thị, quy định về tổ chức bộ máy, công tác cán bộ nhiều như nhiệm kỳ này”.

{keywords}

Nhớ lại thời điểm tháng 6/2017, trước Quốc hội, ông Phạm Minh Chính nêu hàng loạt con số giật mình: Sau 2 năm triển khai Nghị quyết 39/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế thì biên chế không giảm mà còn tăng, chi tiêu thường xuyên tăng lên con số tương đối là 62,3% năm 2015 và 65,7% năm 2016 và dự kiến năm 2017 là 64,9%. Tương ứng con số tăng tuyệt đối năm 2016 so với 2015 là trên 50.000 tỷ, năm 2017 tăng so với 2015 là 114.000 tỷ.

Như vậy riêng 2017 tiết kiệm chi thường xuyên 1% là có trên 10.000 tỷ. Nếu năm 2018 tiết kiệm chi 1% thì có trên 10.000 tỷ nữa là ngân sách có trên 20.000 tỷ để góp phần làm sân bay Long Thành.

Nhưng theo ông Chính phân tích, muốn làm được việc này thì phải giảm đầu mối, giảm biên chế. Và đến nay vấn đề ông đặt ra đã có đáp án “ra tiền, ra gạo”.

{keywords}

Sau hơn 3 năm thực hiện tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế cả nước đã giảm: 4 đầu mối trực thuộc Trung ương, 97 đầu mối trực thuộc cấp tỉnh, 8 đơn vị hành chính cấp huyện, 557  đơn vị hành chính cấp xã…

Nhờ đó, tổng số người làm việc hưởng lương và phụ cấp từ ngân sách nhà nước giảm hơn 500.000 người (gần 15%) so với nhiệm kỳ trước. Trong đó, cán bộ công chức từ cấp huyện trở lên giảm 40.000 người; viên chức giảm hơn 200.000 người, hợp đồng lao động giảm gần 7.000 người; số người hoạt động không chuyên trách ở xã, thôn, tổ dân phố giảm hơn 260.000 người.

Việc sắp xếp tổ chức, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế đã giảm 0,85% tỉ trọng chi thường xuyên năm 2019 so với năm 2017. Lũy kế từ năm 2017 – 2019, chi ngân sách giảm trên 15.000 tỷ đồng.

{keywords}

Với công tác cán bộ, Trung ương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện và ban hành 12 quy định, quy chế, kết luận đem lại hiệu quả thiết thực. Công tác chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội XIII có nhiều đổi mới.

Công tác nhân sự được chỉ đạo chặt chẽ, chuẩn bị kỹ lưỡng, bài bản; tiến hành từng bước, từng việc theo quy trình 5 bước; bảo đảm dân chủ, khách quan, công tâm, công khai, minh bạch, làm đến đâu chắc đến đó và tạo được sự thống nhất cao.

{keywords}

Kết quả Đại hội đảng bộ các tỉnh thành cho thấy, có 28 bí thư tỉnh ủy từ 50 tuổi trở xuống, tăng 15 người; có 9 nữ bí thư tỉnh ủy, tăng 6 người; 51 bí thư tỉnh ủy có trình độ thạc sỹ trở lên, tăng 9 người so với nhiệm kỳ trước…

Kết quả bầu nhân sự Đại hội XIII cho thấy, Trung ương khóa mới có 19 ủy viên nữ (9,5%); 13 ủy viên là người dân tộc thiểu số (6,5%). Độ tuổi bình quân là 53,78; trong đó dưới 50 tuổi có 58 người (29%); từ 51-60 tuổi có 126 người (63%); từ 61 tuổi trở lên có 16 người (8%). Ủy viên chính thức trẻ nhất là 42 tuổi và ủy viên dự khuyết trẻ nhất là 38 tuổi.

Về trình độ chuyên môn, trong số 200 ủy viên Trung ương khóa XIII có 49 người trình độ đại học (24,5%); 74 người có trình độ thạc sỹ (37%), tăng 3%; 77 người có trình độ tiến sỹ (38,5%), tăng 1,9% so với nhiệm kỳ Đại hội XII; 22 người có học hàm Giáo sư, Phó Giáo sư (11%).

{keywords}

Tính từ đầu nhiệm kỳ đến ngày 30/9/2020, Trung ương đã luân chuyển, điều động 33 ủy viên Trung ương Đảng và 6 ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng giữ chức bí thư các tỉnh ủy, thành ủy; 2 ủy viên Trung ương Đảng và 3 ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng giữ chức phó bí thư các tỉnh ủy, thành ủy.

Ngoài ra còn có 30 ủy viên Trung ương Đảng và 3 ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng giữ chức bộ trưởng và tương đương; 11 ủy viên Trung ương Đảng và 2 ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng giữ chức thứ trưởng và tương đương…

{keywords}

Một dấu ấn khác của nhiệm kỳ khóa XII trong công tác cán bộ là việc thực hiện thí điểm thi tuyển các chức danh lãnh đạo cấp vụ, sở, phòng.

Từ kết luận của Bộ Chính trị, chỉ đạo của Ban Bí thư, hướng dẫn của Bộ Nội vụ, cả nước có 14 cơ quan Trung ương và 22 tỉnh, thành phố được chọn thực hiện thí điểm chủ trương này.

Sau gần 3 năm thực hiện đã có 12/14 cơ quan Trung ương tổ chức thi tuyển đối với 29 chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp vụ và cấp phòng, có 42 ứng viên trúng tuyển (cấp vụ có 32 ứng viên, cấp phòng có 10 ứng viên).

Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đã có 17/22 địa phương tổ chức thi tuyển 86 chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp sở và cấp phòng, có 368 ứng viên trúng tuyển (cấp sở có 33 ứng viên; cấp phòng có 335 ứng viên).

Tính từ năm 2016 đến tháng 3/2020, cả nước đã có 71 công chức tại bộ, ngành và 24.313 công chức tại các tỉnh, thành đã được bổ nhiệm vào các chức danh lãnh đạo, quản lý thông qua thi tuyển cạnh tranh.

{keywords}

Ban Tổ chức Trung ương là cơ quan trung ương đầu tiên thực hiện thí điểm thi tuyển các chức danh lãnh đạo vào năm 2017. Còn ở địa phương, Quảng Ninh là tỉnh tiên phong và cũng là nơi có số công chức được bổ nhiệm làm lãnh đạo qua thi tuyển nhiều nhất nước, với 129 người.

Quảng Ninh cũng chính là tỉnh thí điểm thi tuyển các chức danh lãnh đạo từ rất sớm (năm 2013), thời ông Phạm Minh Chính làm Bí thư tỉnh ủy.  

“Cơ chế tuyển dụng một lần hưởng lương suốt đời như lâu nay đang làm thui chột nhân tài. Chúng ta phải thay đổi. Chỉ có dân chủ mới tìm được những người có trí tuệ, loại được người kém", ông Phạm Minh Chính chia sẻ với VietNamNet vào đầu năm 2015, khi còn là Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh.

Đó cũng chính là thông điệp xuyên suốt được ông Phạm Minh Chính "thổi" vào các chủ trương, chính sách về công tác cán bộ trong những năm ông giữ cương vị là người đứng đầu ngành tổ chức xây dựng Đảng.

{keywords}

Thu Hằng - Thiết kế: Phạm Luyện

Từ Nghị quyết của Đảng, bộ máy đã "giảm cân" đáng kể

Từ Nghị quyết của Đảng, bộ máy đã "giảm cân" đáng kể

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính cho biết, sau hơn hai năm thực hiện Nghị quyết 18, 19, bộ máy giảm 500.000 người hưởng lương và phụ cấp từ ngân sách.