- Hai ngày thảo luận sửa đổi Hiến pháp (3-4/6), không có nhiều chỗ cho những ý kiến đột phá, song một số ĐB vẫn có phát biểu mang cá tính riêng.

>> Đường sắt cao tốc- cuộc rượt đuổi vượt thông lệ Quốc hội / Đường sắt cao tốc và những dấu mốc nghị trường

ĐB Đỗ Văn Đương (TP.HCM): Không để Chính phủ con nằm trong Chính phủ to

Là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, chỉ QH mới có quyền ban hành các bộ luật, đạo luật, những văn bản có giá trị pháp lý cao nhất sau HP. Mọi văn bản dưới luật do các chủ thể khác ban hành đều phải phù hợp và có giá trị thấp hơn, trái luật phải hủy bỏ.

Xem clip phát biểu của ĐB Đỗ Văn Đương:


QH phải nắm quyền lập pháp cao nhất, ban hành luật để lấp đầy, điều chỉnh những khoảng trống quan trọng trong cuộc sống, để kiểm soát việc hành pháp. QH đừng ban hành luật khung, luật ống để nghị định, thông tư mới có giá trị thi hành, tác động trực tiếp vào cuộc sống người dân, dễ gây ai oán.

Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, chịu trách nhiệm quản lý điều hành toàn bộ nền kinh tế - xã hội thì CP phải nắm quyền hành pháp cao nhất, kiểm soát việc hành pháp của các cơ quan nhà nước khác.

Các chính sách quan trọng của đời sống, tác động đến quyền lợi của mọi người dân thì CP phải trực tiếp xem xét quyết dịnh, không nên để các bộ ngành tự quyết, không để CP con nằm trong CP to, điều hành những vấn đề hệ trọng của đất nước.

ĐB Dương Trung Quốc (Đồng Nai): Chỉ là những con số

Hiến pháp cần khẳng định thực thi đầy đủ các quyền con người, quyền công dân đã được ghi. Đó là cơ sở pháp lý để thực hiện nguyên lý phổ quát của nhân loại là xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân. Nhưng thực trạng là quyền phúc quyết của nhân dân được nêu trong HP từ lâu mà chưa được thực hiện vì thiếu luật.

Đặc biệt là các quyền tự do bày tỏ như quyền biểu tình, lập hội, trưng cầu dân ý. Vì thiếu những công cụ ấy mà điều chúng ta muốn thể hiện qua việc thu thập ý kiến nhân dân, tiếp thu và phản ảnh vào dự thảo, thực sự chưa thuyết phục.

{keywords}

Hơn 26 triệu người tham gia, gần 30 lượt sinh hoạt, hay phát biểu của các đoàn ĐB địa phương khẳng định trong hàng chục vạn người tham gia góp ý ở địa phương mình chỉ có một vài ý kiến khác với dự thảo… Chỉ là những con số nói lên quy mô sự việc.

Thiếu phương thức thu thập ý kiến nhân dân, thiếu công cụ để nhân dân thực thi quyền tự do bày tỏ theo luật định, khiến mục tiêu lấy ý kiến nhân dân chưa có cơ sở để định lượng thuyết phục.

QH hẳn vẫn nhớ lần biểu quyết về dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam, chỉ nhờ phát hiện ra những thủ thuật đặt câu hỏi và điều chỉnh đúng câu hỏi, QH đã biểu quyết hợp lòng dân.

HP sửa đổi lần này chắc chắn vẫn ghi đủ những quyền ấy, nhưng có thể sẽ tiếp tục “treo” khi mà các nội dung này chưa nằm trong chương trình làm luật của QH khóa 13 sau khi thông qua HP sửa đổi. Đó là điều không thể kéo dài và căn bản là vi hiến.

Tôi đề nghị ghi thêm vào điều 3 về “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân” nội dung: “Mọi quyền con người, quyền công dân được ghi trong HP phải được bảo đảm thực thi đầy đủ trong thời gian sớm nhất”.

ĐB Phạm Trọng Nhân (Bình Dương): Ai sẽ báo cáo với cử tri?

Ai sẽ báo cáo với đồng bào, cử tri về quyền lực đã được giao thực thi thế nào, ai sẽ đứng ra phân minh những vụ việc như đăng ký xe máy ở Hà Nội trước đây, quy định số đo vòng ngực của người điều khiển phương tiện giao thông, vụ việc thu hồi đất ở Tiên Lãng, thông tư cấm phát tán video tiêu cực bằng bất cứ hình thức nào, việc cấp mẫu chứng minh thư nhân dân mới, phạt xe không chính chủ, phạt người bảo hiểm mũ bảo hiểm giả, mỗi năm hàng trăm trường hợp như thế?

{keywords}

Rất tiếc những vụ việc này không được kiểm tra và phát hiện từ bất cứ cơ quan quyền lực nào mà chính từ báo chí và dư luận xã hội. Sẽ phát hiện các hành vi vi hiến, trái pháp luật bằng cơ chế kiểm soát như thế nào, và xử lý ra sao nếu không có Hội đồng HP hay Toà án HP?

Sự cần thiết có một thiết chế độc lập, có quyền tài phán đủ mạnh thực chất, thực quyền, không chỉ đơn thuần là rà soát việc chấp hành pháp luật nội bộ của người dân trong nước, mà trên hết có quyền lên tiếng một cách chính danh, mạnh mẽ về những hành vi vi phạm trắng trợn pháp luật Việt Nam đối với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa.

ĐB Đặng Thành Tâm (TP.HCM): Kinh tế trong nước là chủ đạo

Trong điều 54 về các thành phần kinh tế, đề nghị nhấn mạnh “kinh tế trong nước là chủ đạo”, thay vì “kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo”. Bởi vì, nhìn vào mô hình phát triển kinh tế của các nước thành công trên thế giới, họ đều xác định kinh tế trong nước là nòng cốt.

{keywords}

Như vậy, quốc gia chúng ta sẽ giữ được độc lập về kinh tế và không phụ thuộc về kinh tế trong tương lai xa. Trên quan điểm này, HP mới sẽ mở ra cơ hội để VN có được một tập quán kinh tế mạnh, có thể vươn ra thế giới.

ĐB Triệu Là Pham (Hà Giang): Quyền cho người đồng giới, chuyển giới

Về quyền bình đẳng giới, đề nghị HP có thêm quyền được chuyển giới, quyền kết hôn với người cùng giới, vì vấn đề này hiện nay đang diễn ra trong thời điểm hiện tại mà chưa được pháp luật công nhận, dẫn đến bị phân biệt đối xử, bị kỳ thị.

{keywords}

Để đảm bảo quyền bình đẳng và tham gia các hoạt động xã hội một cách bình thường mà không bị hắt hủi, định kiến, thiết nghĩ HP nên thừa nhận, vì dù không thừa nhận thì thực tế vẫn đang diễn ra ngoài tầm kiểm soát.

Chung Hoàng - Ảnh: Minh Thăng - Nguồn clip: VTV