Xác nhận với VietNamNet, ông Dương Minh Tuyền, người Bắc Ninh (một facebooker nổi tiếng mạng xã hội với biệt danh “Thánh chửi”) cho biết, nhiều nạn nhân bị lừa đảo mua lan đột biến (lan var) đã nhờ anh đứng ra giải quyết” những nhà vườn lừa đảo, không “bảo hành” đúng như giao dịch.
Anh P.V.D, một người đầu tư tiền tỷ lan đột biến vướng vào chiếc bẫy lừa đảo của một nhóm đối tượng thổi giá, “treo đầu dê bán thịt chó”.
Mặt hoa lan rừng đột biến được đặt tên là "5 cánh trắng Văn Cao" do ông Chử Văn Cao, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đặt theo tên mình |
Tháng 10/2020, anh D. mua lan đột biến của hai người có tên C.V.T; N.T.L dựng giàn lan ở khu vực cầu vượt An Khánh. Khi phát hiện cây sai chủng loại, không đúng như cam kết của nhà vườn thời điểm giao dịch, anh D. thông tin lại cho chủ cây.
Tuy nhiên, lúc này chủ cây chỉ trao đổi qua tin nhắn lấy lệ, rồi trốn biệt tích. Mất nhiều thời gian truy vết, anh D. xác định được họ đã bỏ giàn ở An Khánh, chuyển sang Hải Bối (Đông Anh, Hà Nội).
Anh D. đã báo cho cơ quan công an địa phương, đối tượng lừa đảo viết giấy thừa nhận giao sai cây chủng loại và nhận nợ, hẹn ngày trả, tuy nhiên sau đó tiếp tục bỏ giàn ở Đông Anh, chuyển về Bắc Ninh.
Cực chẳng đã, anh D. đến nhờ cậy ông Dương Minh Tuyền đi giải cứu cho mình.
Một "thương vụ" giao dịch lan var tiền tỷ được đăng tải công khai trên mạng xã hội |
“Khi tôi đến vườn lan ở Bắc Ninh của những người này, một số người đã bỏ trốn. Xem cây trong vườn thì toàn là cây bình thường, không phải lan var. Cách thức lừa đảo của nhóm người này là lập nick ảo, thuê và chuyển vườn liên tục, không bao giờ đưa ảnh cá nhân lên mạng facebook, zalo, sử dụng hình ảnh của những nhà vườn uy tín để tiến hành rao bán, mua bán qua mạng…
Khi đã “gom” được một số tiền lớn của nhiều nạn nhân, họ chuyển địa điểm, cắt liên lạc. Để tạo “hình ảnh đẹp”, tạo niềm tin cho người đầu tư, các đối tượng còn thuê người khác “vào vai” bố mẹ, vợ của mình” – anh P.V.D nói về thủ đoạn của những kẻ lừa đảo, chiếm đoạt tiền của người mua lan.
Sau sự việc của anh D., nhiều người khác vướng vào chiếc bẫy được giăng sẵn cũng lên tiếng cho biết, số tiền của họ “vào lan” bị các đối tượng này chiếm đoạt lên tới hàng chục tỷ đồng.
"Thánh chửi" Dương Minh Tuyền cho biết vừa qua đã đi "giải cứu" giúp nhiều nạn nhân bị lừa đảo lan đột biến. Ảnh: NVCC |
Nhiều nạn nhân đã liên hệ nhờ ông Dương Minh Tuyền đứng ra “giải cứu”, bởi khi tham gia “vào” lan đột biến, họ cũng hiểu, việc mua bán, giao dịch toàn bằng lời hứa miệng, không có giấy giao kết, chỉ là những cái “bắt tay”, chụp ảnh để… làm bằng chứng.
Ông Dương Minh Tuyền xác nhận, bản thân đã đứng ra “giải cứu” giúp gần chục trường hợp, số tiền giao dịch lan var từ hơn 1 tỷ đến vài ba tỷ đồng.
“Một số đối tượng thuê vườn, dựng giàn ở Bắc Ninh, Hòa Bình, Ninh Bình… đã lừa bán lan đột biến cho một số người (như anh Thuận, anh Thanh ở Thanh Hóa); một nạn nhân ở Thái Bình... Các anh ấy đã nhờ tôi giải quyết, tôi đến tận nhà vườn bán lan đột biến giả, một số nhà vườn đã chấp nhận bồi thường cho nạn nhân” – ông Tuyền cho hay.
Tuy nhiên, sau đó, chính ông Dương Minh Tuyền cũng trở thành nạn nhân của những nhà vườn bị anh “bóc phốt”.
Vì sao một mẩu lan vài cm được nhân lên hàng chục tỷ?
Những giao dịch lan đột biến đang diễn ra, hầu hết đều là những mầm lan vừa nhú chỉ vài cm nhưng có giá khởi điểm từ vài trăm triệu cho tới hơn 1 tỷ đồng.
Chỉ sau vài tháng, hoặc vài tuần, mầm lan này được “sang tay” cho người tiếp theo với giá trị được nhân lên gấp 2, gấp 3 lần. Có giò là mua ban đầu hơn 1 tỷ, nhưng sau đó bán ra cả chục tỷ.
Ông Chử Văn Cao, một người chơi lan có thâm niên hơn 20 năm cho biết, việc nhân giống lan rất dễ do đặc điểm của loài cây tầm gửi có nguồn gốc tự nhiên là lan rừng |
Giải thích điều này, anh N.V.L – một nhà vườn ở Nam Định cho biết, người ta căn cứ theo độ dài của nhánh lan. Ban đầu, nhánh lan đó được trích từ cây mẹ, tách ra thành cây độc lập có giá vài trăm triệu đồng.
Sau một thời gian chăm sóc, mầm lan này lớn lên theo thời gian. Ai may mắn hơn, mầm lan này xuất hiện thêm một mắt mầm mới, lại tiếp tục được coi là một cây lan tương lai, và được tính thành giá trị để giao dịch.
“Cứ đo chiều dài của thân để nhân lên thành tiền. Một cm lan có giá vài trăm triệu, cây lan dài 10cm sẽ thành cây vài tỷ. Nó lại nứt ra một vài mắt mầm, lại thêm vài trăm triệu nữa hình thành. Cứ như vậy, giò lan có giá chục tỷ đồng là như thế” – anh L. lý giải.
Tuy nhiên, vì sao các giao dịch lan var chỉ là những mầm non mới nhú, chưa có giò nào ra hoa?
Mặt bông hoa lan Bạch Tuyết được "dán" lên một giò lan có kích thước vài cm để quảng cáo, rao bán trên mạng xã hội |
Chủ vườn lan T.H ở Hòa Bình giải thích, với cây lan rừng, từ khi nó còn một mắt mầm đến khi trưởng thành, ra hoa, cây lan phải có tuổi đời từ hơn 1 năm trở lên. Tuy nhiên, những cây đã ra hoa, khả năng sinh đẻ ra các mắt mới thường chậm hơn, nhiều cây không đẻ nhánh.
Ngoài ra, điều quan trọng nhất đó là số tiền được nhân lên theo độ dài của thân cây. Người mua cây lan lúc nhỏ chỉ 1cm, số tiền vài trăm triệu, nhưng theo thời gian cây lan lớn lên, cao thêm bao nhiêu thì nhân lên ngần đấy tiền, do đó hình thành trào lưu “mua lúa non” khi không có mặt hoa.
Việc xác tín của những giao dịch này, 100% bằng… ảnh chụp hoa của cây lan mẹ. Đó là lý do tại sao, các cuộc mua bán giò lan bé tý, khi nào cũng có ảnh một mặt hoa đã nở.
“Những nhà vườn uy tín, họ đều quay video ở các thời điểm cây ra hoa, quá trình tách các mắt mầm sang chậu mới… để làm “hồ sơ” của cây. Thậm chí, khi chuyển sang chậu mới họ cũng phải quay chụp để làm bằng chứng”- anh L. cho biết.
Một mầm lan được trích ra từ thân cây mẹ, đang chuẩn bị thành một cây độc lập |
Nguyên tắc “bảo hành miệng” của các nhà vườn, đó là người mua lan “bắt tay”, giao tiền để xác nhận một thương vụ giao dịch, sau đó giò lan được gửi lại cho nhà vườn chăm sóc.
Nếu không gửi lại, tự mang về nhà chăm nuôi, nếu sau này những giò lan đó ra hoa không đúng như mặt hoa (chụp ảnh) lúc bán, nhà vườn cũng sẽ phải bồi hoàn cho người mua số tiền đo theo… chiều dài của giò lan thời điểm hiện tại.
Những nhà vườn uy tín, họ đều tuân thủ và chấp thuận “cuộc chơi” này, bởi với những giò lan giao dịch, ký gửi tại vườn, nếu nó thực sự được trích từ thân cây gốc (cây mẹ ban đầu), cho đến khi cây ra hoa, họ sẽ bàn giao cho khách.
Tuy nhiên, với những trường hợp cây bị “qua tay” nhiều chủ khác nhau, bị chuyển ra khỏi vườn của chủ cây ban đầu, sau này những phát sinh như cây bị tráo chủng loại, ra hoa không đúng như mặt hoa trong ảnh… sẽ dẫn tới những tranh chấp cực kỳ khó giải quyết.
Vì sao không lập hợp đồng để xác lập giao dịch, một chủ vườn thẳng thắn: “Việc xác lập hợp đồng sẽ mất nhiều thủ tục, đó là chưa nói tới việc lan đột biến không có cơ sở bảo đảm, chưa có cơ quan nhà nước định giá, định lượng giá trị của nó nên việc xác lập hợp đồng mua bán, giao dịch cũng không được thừa nhận”.
Bí mật của những “thương hiệu lan đột biến” tiền tỷ
Mắt nai, Gái nhảy, Hiển Oanh, Ngọc sơn cước, Bảo Duy, Bạch tuyết, Bướm đại ngàn, Hồng Yên thủy… là những tên gọi gán cho “lan đột biến”. Có những loại đang giao dịch lên tới tiền tỷ một giò lan vài cm. Vì sao chúng có giá như vậy?
Thái Bình