- Mục tiêu quan trọng của TP.HCM trong đề án xây dựng thành phố thông minh sắp công bố đó là nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và giải quyết các vấn đề như kẹt xe, ngập nước, ô nhiễm...

Theo đó, chiều nay, TP.HCM sẽ chính thức công bố đề án xây dựng thành phố thông minh giai đoạn 2017-2020 và tầm nhìn đến 2025.

Việc xây đô thị thông minh nhằm thực hiện 4 mục tiêu tổng quát: Đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững, hướng đến kinh tế tri thức; Quản trị đô thị hiệu quả trên cơ sở dự báo; Nâng cao chất lượng môi trường sống và làm việc; Tăng cường sự tham gia quản lý của người dân, tổ chức.

Phó chủ tịch UBND.TP Trần Vĩnh Tuyến, Trưởng ban điều hành đề án Thành phố thông minh, cho biết: xây dựng đô thị thông minh hướng tới việc đảm bảo môi trường sống thoải mái, tích cực, lành mạnh và an toàn.

Người dân có thể thụ hưởng các tiện ích như: sử dụng năng lượng với chi phí thấp, hệ thống giao thông công cộng tiện lợi, dịch vụ y tế tốt; học sinh có thể học tại trường chất lượng, không khí trong lành, nguồn nước sạch, tỷ lệ tội phạm thấp, các hoạt động vui chơi giải trí đa dạng...

Người lao động sẽ có các dịch vụ hạ tầng cơ bản, đảm bảo khả năng cạnh tranh trên thương trường thế giới: kết nối Internet băng thông rộng; các nguồn năng lượng sạch, ổn định với chi phí thấp; các cơ hội để được học hành, trau dồi kỹ năng, kiến thức; chi phí cho không gian sống và làm việc vừa tầm thu nhập.

4 chủ thể đô thị hướng tới

Đối với chính quyền TP, đô thị thông minh sẽ đáp ứng nhu cầu dự báo phát triển chính xác hơn, và thông qua xây dựng chính quyền điện tử, kết nối chia sẻ thông tin dữ liệu nhằm gia tăng hiệu quả điều hành trên các mặt và lĩnh vực hoạt động.

{keywords}
Người dân, doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi nhiều từ việc xây dựng thành phố thông minh

Đối với người dân, đô thị thông minh giúp cung cấp các tiện ích hỗ trợ người dân ra quyết định một cách tối ưu hơn, tăng cường sự tương tác giữa chính quyền và người dân để người dân tham gia vào quá trình giám sát, quản lý và xây dựng thành phố.

Đối với doanh nghiệp, đô thị thông minh sẽ kiến tạo môi trường hoạt động minh bạch, đơn giản, thuận tiện để doanh nghiệp hoạt động, cung cấp nhiều thông tin để doanh nghiệp có những quyết định kinh doanh chính xác, thông qua đó tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp so với các khu vực khác.

Cuối cùng, đối với các tổ chức xã hội, đô thị thông minh tạo ra kênh kết nối phản hồi thông tin để giúp họ tham gia một cách hiệu quả hơn vào quá trình cung cấp các dịch vụ cho đô thị.

4 nhiệm vụ trọng tâm

Để thực hiện đề án, 4 nhiệm vụ trọng tâm được ưu tiên xây dựng gồm: kho dữ liệu dùng chung và phát triển hệ sinh thái dữ liệu mở; xây dựng trung tâm nghiên cứu mô phỏng dự báo xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội; trung tâm điều hành thông minh và trung tâm an toàn thông tin.

Việc vận hành một đô thị lớn như TP.HCM đòi hỏi việc phải có đầy đủ các thông tin đa chiều để điều phối xử lý, dự báo, hoạch định chiến lược.

Do đó, ưu tiên hàng đầu là phải xây dựng Kho dữ liệu dùng chung và phát triển hệ sinh thái dữ liệu mở cho thành phố.

Đây được cho là điều kiện tiên quyết để triển khai thành công trung tâm điều hành thành phố thông minh - là nơi khai thác tất cả các nguồn thông tin, dữ liệu hàng ngày của thành phố trên tất cả các lĩnh vực giúp xử lý tình huống và giúp lãnh đạo các cấp điều hành một cách tổng thể.

Trước đó, tại Hội nghị Quốc tế về TP thông minh, Bí thư thành ủy TP.HCM, ông Nguyễn Thiện khẳng định, việc triển khai xây dựng đô thị thông minh đóng vai trò là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất để hỗ trợ thúc đẩy thành phố phát triển nhanh hơn, bền vững hơn, đẩy nhanh quá trình thu hẹp khoảng cách với các thành phố khác trong khu vực.

Bí thư Nguyễn Thiện Nhân: Tốc độ xây đường phải tăng gấp 7 lần

Bí thư Nguyễn Thiện Nhân: Tốc độ xây đường phải tăng gấp 7 lần

"Muốn đạt chuẩn giao thông đô thị trong 25 năm tới, tốc độ xây đường phải gấp 7 lần thời gian qua” - ông Nhân nhận định.

TP.HCM 'lọt' top 10 thành phố bị đe dọa biến đổi khí hậu

TP.HCM 'lọt' top 10 thành phố bị đe dọa biến đổi khí hậu

Theo đánh giá, TP.HCM là một trong 10 thành phố trên thế giới bị đe dọa nhiều nhất biến đổi khí hậu (BĐKH).

Đà Nẵng cần gì để trở thành TP thông minh?

Đà Nẵng cần gì để trở thành TP thông minh?

Nguồn nhân lực công nghệ cao được xem là nội dung cốt lõi Đà Nẵng cần giải quyết để xây dựng đô thị thông minh.

Trình Quốc hội cơ chế đột phá cho TP.HCM

Trình Quốc hội cơ chế đột phá cho TP.HCM

Dự kiến việc đề xuất cơ chế, chính sách riêng cho TP.HCM sẽ được trình QH ngay tại kỳ họp này.

Văn Bình