- Lãnh đạo Ban quản lý (BQL) rừng phòng hộ A Lưới (Thừa Thiên - Huế) nhận định, vào rừng chỉ có 1 con đường độc đạo, có chốt bảo vệ rừng. Việc lâm tặc ngang nhiên phá rừng phòng hộ chắc chắn có sự tiếp tay của cán bộ.
Tan hoang rừng phòng hộ A Lưới: Cây xẻ tại chỗ, gỗ nằm ngổn ngang
Ai trả công cao ngất cho người xẻ gỗ sa mu trăm tuổi?
Sa mu trăm tuổi 'ứa máu' trên đỉnh Phu Lon
Con đường độc đạo
Trên một phần diện tích lớn thuộc các tiểu khu 297; 311 do BQL rừng phòng hộ A Lưới quản lí, thời gian qua, lâm tặc đã đốn hạ hàng chục cây rừng để lấy gỗ.
Con đường độc đạo đi qua trạm bảo vệ rừng khi nào cũng đóng cổng, thế nhưng lâm tặc vẫn đưa được máy móc, phương tiện vào phá rừng |
Cây bị đốn hạ không thương tiếc |
Từ cầu Mỏ Quạ (trên tuyến QL 49A nối TP Huế đi A Lưới) chỉ có một con đường độc đạo để dẫn vào các khu rừng đang bị lâm tặc tàn phá. Ngay đầu đường vào, trước mặt trụ sở đội bảo vệ rừng chuyên trách Mỏ Quạ, một cánh cổng lớn được dựng chắn ngang con đường để hạn chế người và phương tiện vào rừng.
Tuy nhiên, nhiều tháng nay, lâm tặc vẫn ngang nhiên vào rừng đốn gỗ, thậm chí dựng lán trại trong núi, đưa cả máy tời, cưa máy vào phá rừng khiến nhiều người hoài nghi có sự móc nối, tiếp tay giữa cán bộ quản lí rừng và lâm tặc.
“Người dân không dễ gì chạy xe vào sâu trong rừng vì mỗi lần xe đến ngang cổng sẽ có cán bộ quản lí rừng xuống kiểm tra”, một người dân bản địa cho PV biết.
Tại thời điểm PV thâm nhập ghi nhận tình trạng lâm tặc ngang nhiên phá rừng phòng hộ, cánh cổng nằm trên con đường độc đạo dẫn sau vào rừng vẫn cửa đóng im lìm.
Rừng phòng hộ với những cây gỗ lớn có đường kính từ 0,5 – 1m bị phá |
Tuy nhiên, cách trụ sở của đội bảo vệ rừng chuyên trách Mỏ Quạ khoảng 8km, rừng phòng hộ tại các tiểu khu 297; 311 bị lâm tặc tàn phá tan hoang, tiếng cưa máy nổ vang lúc chiều tối xóa tan bầu yên tĩnh của cả khu rừng.
Có bao che?
Sau khi xem tư liệu do PV cung cấp, ông Văn Thân – Giám đốc BQL rừng phòng hộ A Lưới thừa nhận, tiểu khu 297; 311 là rừng phòng hộ do đơn vị này quản lí.
Lâm tặc làm cầu khỉ và mở đường xuyên rừng để kéo gỗ |
Dựng lán trại ẩn náu trong rừng chặt phá thời gian dài |
“Chặt một cây gỗ trong rừng cũng đã vi phạm rồi huống hồ ở đây, hàng loạt cây rừng bị lâm tặc đốn hạ. Những cây gỗ này dấu tích bị đốn hạ còn rất mới, chắc chắn là lâm tặc mới phá”, ông Thân cho biết.
Theo ông Thân, để xảy ra tình trạng phá rừng như vậy, trách nhiệm đầu tiên thuộc về lãnh đạo và cán bộ đội bảo vệ rừng chuyên trách Mỏ Quạ do ông Lê Văn Thoại làm đội trưởng.
Nhà nước trả lương cho họ để họ bảo vệ rừng nhưng vẫn để xảy ra tình trạng phá rừng như vậy là không được, ông Thân nói.
Những vết cắt còn mới |
Cũng theo ông Thân, mới đây đơn vị cũng đã phát hiện tình trạng khai thác gỗ trái phép tại khu vực này và đang yêu cầu đội bảo vệ rừng chuyên trách Mỏ Quạ viết bản kiểm điểm báo cáo lãnh đạo.
Tuy nhiên với quy mô vụ phá rừng như báo VietnamNet phản ánh thì ông Thân thấy bất ngờ.
Trước thông tin người dân cho rằng, đội bảo vệ rừng chuyên trách Mỏ Quạ mở cổng cho lâm tặc vận chuyển gỗ, ông Thân nhận định chắc chắn là có bao che.
Thân cây lớn bị đốn hạ chưa vận chuyển ra |
Để chuyển gỗ ra ngoài thì chỉ có cách là mở công cho đi vì để vào khu rừng này, chỉ có một con đường độc đạo. Chắc chắn có cán bộ thuộc đội bảo vệ rừng chuyên trách Mỏ Quạ tiếp tay, bao che cho lâm tặc. Tôi sẽ lập tổ công tác đến hiện trường kiểm tra. Sau đó, sẽ tiếp tục yêu cầu lãnh đạo và cán bộ đội bảo vệ rừng chuyên trách Mỏ Quạ viết kiểm điểm và làm rõ trách nhiệm để xử lí - ông Thân cho biết.
Ông Lê Nhân Đức – Hạt trưởng Hạt kiểm lâm A Lưới cho rằng, về mặt quản lí nhà nước, hạt kiểm lâm A Lưới có trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng phá rừng.
Từ đầu năm đến nay Hạt liểm lâm phối hợp BQL rừng phòng hộ A Lưới đã tổ chức nhiều đợt tuần tra, truy quét và bắt giữ 6 vụ khai thác gỗ lậu, thu giữ 8 khối gỗ.
Do lực lượng kiểm lâm mỏng, diện tích rừng lớn nên đâu đó vẫn để xảy ra tình trạng lâm tặc phá rừng. Tôi sẽ chỉ đạo cán bộ vào hiện trường kiểm tra - ông Đức cho biết.
Vụ phá rừng xây chùa: Hoàn trả hiện trạng trước tháng 3/2019
Kết luận của liên ngành về việc phá rừng làm đường, xây chùa… trong mỏ vàng Bản Ná xâm lấn khoảng hơn 10ha rừng đặc dụng.
Biệt thự mọc trên đất rừng: Vĩnh Phúc thu hồi hết đất
UBND tỉnh Vĩnh Phúc thu hồi toàn bộ đất trồng mía giao cho công ty Kim Long, gồm cả phần đất có 7 ngôi biệt thự xây trái phép.
Lạ kỳ Thái Nguyên: Làm đường, xây chùa chồng lên đất rừng
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên kết luận, việc làm đường, xây chùa trong mỏ vàng Bản Ná nằm trên đất rừng đặc dụng.
Biệt thự mọc trên đất rừng Vĩnh Phúc: Giám đốc công ty Kim Long nói gì?
Giám đốc công ty Kim Long cho hay, công ty khoán cho các hộ dân để trồng cây ăn quả, tuy nhiên một số hộ dân đã xây dựng công trình kiên cố.
Phó Chủ tịch Quảng Nam băng rừng tìm không gian sống cho voọc chà vá
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh đã có chuyến đi thực địa khu vực sống của đàn voọc chà vá chân xám tại khu vực núi Hòn Dồ (Quảng Nam).
Quang Thành