- Khu rừng già do Ban quản lý rừng phòng hộ A Lưới quản lý đang bị chặt hạ ngày đêm. Những cây gỗ có đường kính từ 0,5-1m bị chặt nằm ngổn ngang, nhiều cây bị xẻ ngay tại chỗ.
Nghệ An thông tin về rừng sa mu trăm tuổi 'ứa máu' trên đỉnh Phu Lon
XEM CLIP:
Ngách 23 đường vào thủy điện A Lưới tại khu vực đèo Mỏ Quạ nằm giao cắt tuyến QL 49A nối TP Huế đi huyện miền núi A Lưới.
Từ đèo Mỏ Quạ vào sâu khoảng gần 10km về hướng thủy điện A Lưới, vượt qua nhiều đèo dốc, PV tìm đến tiểu khu 311 do BQL rừng phòng hộ A Lưới quản lý. Ở khu vực đỉnh núi là cảnh nhiều cây gỗ lớn, có đường kính 0,5-1m bị cưa trơ gốc, gỗ nằm rải rác khắp nơi. Nhiều cây đã bị xẻ thành tấm, chờ mang ra ngoài.
Rừng phòng hộ A Lưới bị tàn phá không thương tiếc. Ảnh chụp ngày 17/9 |
Một thân gỗ lớn lâm tặc chưa kịp vận chuyển |
Bên cạnh các đại công trường khai thác gỗ lậu này là những vật dụng như can đựng nguyên liệu, dao chặt… được lâm tặc bỏ lại với nhiều dấu tích còn mới.
Làm cầu, đưa máy tời phá rừng
Rời tiểu khu 311, men theo đường độc đạo là hiện trường phá rừng tại tiểu khu 297. Một người đàn ông bản địa khẳng định, đây chính là địa điểm mà các đầu nậu gỗ lậu tập trung khai thác với quy mô lớn thời gian gần đây.
Gỗ được xẻ ngay tại chỗ |
Trên tuyến đường mòn băng qua các quả đồi, lâm tặc đốn hạ hàng chục cây để làm hành lang 2 bên đường. Đi sâu vào hiện trường, hệ thống cầu khỉ, hàng chục giá đặt máy tời cũng được đầu tư để vận chuyển gỗ lậu.
Trong bán kính khoảng 100m, hơn 20 gốc cây cổ thụ bị đốn hạ, trong đó chủ yếu là dổi, quế rừng, chò…
Một cây gỗ lớn bị chặt hạ tại tiểu khu 297 |
Sau khi chặt hạ, lâm tặc dùng cưa máy xẻ phách ngay tại hiện trường và dùng máy tời kéo về tập kết dưới một con suối sâu trong rừng.
Chiều muộn, khi PV rời hiện trường phá rừng tại tiểu khu 297 thì từ khu rừng bên cạnh, những tiếng cưa máy lại vang lên, rừng phòng hộ A Lưới tiếp tục “chảy máu”.
Hình ảnh rừng phòng hộ ứa máu:
Nhiều cây gỗ lớn bị đốn hạ tại tiểu khu 297 lâm tặc chưa kịp vận chuyển |
Gỗ nằm dọc theo khe suối |
Hai cây lớn đã bị đốn, còn trơ gốc |
Dấu chặt ở một thân cây lớn chưa kịp đốn hạ |
Dọc hai bên tuyến đường là gỗ đã xẻ phách nằm thành bãi |
Giá đặt máy tời |
Lán trại lâm tặc nằm ngay trong rừng |
Khúc gỗ có đường kính gần 1m vứt chỏng chơ trong rừng |
Cây gỗ còn tươi do lâm tặc mới đốn hạ |
Vụ phá rừng xây chùa: Hoàn trả hiện trạng trước tháng 3/2019
Kết luận của liên ngành về việc phá rừng làm đường, xây chùa… trong mỏ vàng Bản Ná xâm lấn khoảng hơn 10ha rừng đặc dụng.
Nước mắt kẻ ăn rừng, nước mắt người vùng lũ
Khủng khiếp, bất ngờ, tàn khốc, tang thương... Đó là những tính từ được lặp đi lặp lại khi những trận lũ đổ về.
Biệt thự mọc trên đất rừng: Vĩnh Phúc thu hồi hết đất
UBND tỉnh Vĩnh Phúc thu hồi toàn bộ đất trồng mía giao cho công ty Kim Long, gồm cả phần đất có 7 ngôi biệt thự xây trái phép.
Phá rừng làm đường, xây chùa trong khai trường vàng
Hàng chục ha rừng đặc dụng Thần Sa (huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên) đang bị khai thác để làm vàng.
Dãy biệt thự mọc trên đất rừng ở Vĩnh Phúc: Chủ nhân là ai?
Nhiều ngôi biệt thự ngang nhiên mọc lên trên đất rừng trồng cây ăn quả tại phường Liên Bảo (Vĩnh Phúc), dù ngành chức năng đã vào cuộc.
Phó Chủ tịch Quảng Nam băng rừng tìm không gian sống cho voọc chà vá
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh đã có chuyến đi thực địa khu vực sống của đàn voọc chà vá chân xám tại khu vực núi Hòn Dồ (Quảng Nam).
Quang Thành