- Từ quyết tâm của các cấp chính quyền và sự thay đổi trong nhận thức của người dân, một sự chuyển động chưa từng có về nước sạch đã bắt đầu xuất hiện trên các vùng quê Thái Bình.
Nếu như năm 2012, tổng vốn đầu tư các công trình nước sạch của Thái Bình chỉ là hơn 613 tỷ đồng thì đến năm 2017, đã có trên 2.000 tỷ đầu tư xây dựng, quản lý 56 công trình cấp nước. Thế nhưng thực tế, nước sạch về được tới tận hộ dân là cả một chặng đường dài. Những bất cập bắt đầu bộc lộ. Tiếng kêu về chất lượng nguồn nước bắt đầu vang lên.
Dân khát nước sạch
“Tháng 6/2016, bà con các thôn Phú Chử, Mỹ Bổng, Hương Điền, xã Việt Hùng, huyện Vũ Thư khổ sở vì chất lượng nước sạch và tình trạng nước máy thiếu, yếu, không đủ đáp ứng nhu cầu của người dân trong mùa hè”, ông Phạm Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND xã Việt Hùng cho biết. Xã cũng đã đề nghị doanh nghiệp cung cấp nước nâng công suất hoạt động, nâng cấp đường ống, thiết bị, đại diện doanh nghiệp cũng đã hứa hẹn nhiều lần, nhưng tình hình chưa được cải thiện.
Cũng vào tháng 7/2016, gần 2.000 hộ dân xã Vũ Hội, huyện Vũ Thư sử dụng nguồn nước sạch do xã cung cấp luôn trong tình trạng lo lắng về chất lượng. Ông Đỗ Ngọc Oanh, thôn Hiếu Thiện, xã Vũ Hội, huyện Vũ Thư nhấn mạnh: “Nói chung những năm trước kia nước còn đảm bảo nhưng giờ thì ô nhiễm lắm nên chúng tôi ai cũng lo lắng”.
Người dân thôn Hòa Bình, xã Tam Quang, huyện Vũ Thư vẫn phải dùng nước giếng do chưa được dùng nước sạch nông thôn |
Tháng 8/2017, gần 300 hộ dân của xã Tam Quang, huyện Vũ Thư chưa được dùng nước sạch, tập trung chủ yếu ở 2 thôn Hòa Bình và Vô Ngại.
Ông Trần Văn Hiên – thôn Lưu Xá Nam, xã Canh Tân, huyện Hưng Hà nói về việc gia đình ông đã rất phấn khởi khi được dùng nước sạch nhưng sử dụng được một thời gian lại bị mất nước kéo dài bốn tháng, gia đình phải quay trở lại dùng nước giếng khoan.
Ông Trần Văn Hiên |
Cũng tháng 9/2017, người dân của 17 xã thuộc phạm vi cấp nước của Công ty Cổ phần Nước sạch Hưng Hà phản ánh lên các cấp chính quyền đề nghị giải quyết tình trạng mất tiền mà không được dùng nước sạch. Nhiều gia đình đã đập bể nước mưa thay thế bằng test nước máy, nhưng chờ mãi mà không thấy doanh nghiệp thực hiện cam kết đấu nối cấp nước sạch nông thôn. Chất lượng nước của một số doanh nghiệp, trạm cấp nước như trạm cấp nước thị trấn Hưng Hà, thị trấn Hưng Nhân, Công ty TNHH Bitexco Nam Long, Trạm Phương La, Trạm Thanh Cách… bỗng trở nên thất thường.
Nhà máy nước sạch của Công ty Cổ phần Nước sạch Hưng Hà không hoạt động (Ảnh chụp ngày 3/10/2017) |
Đường ống nước vẫn để ngổn ngang |
Ngoài những trạm cấp nước thất thường về chất lượng, 18 công trình nước sạch khác trên địa bàn tỉnh đã ngừng hoạt động, trong đó 13 công trình được đầu tư bằng nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia và 5 công trình được đầu tư bằng nguồn vốn khác như doanh nghiệp tự đầu tư, vốn của Bộ Khoa học và Công nghệ, vốn của Bộ Xây dựng… trong khi tổng công suất thiết kế của các công trình này lên tới 4.800 m3/ngày đêm với tổng số hộ dân được cấp nước là 12.595 hộ.
Nguyên nhân khiến các trạm cấp nước ngừng hoạt động được xác định là do quy mô đầu tư nhỏ, không phù hợp với xu thế sản xuất tập trung; mô hình quản lý không đồng nhất, hoạt động quản lý yếu kém, tỷ lệ nước thất thoát lớn, chưa khai thác hết công suất thiết kế và chất lượng nước của một số công trình chưa bảo đảm…
“Để người dân bước qua được rào cản, bỏ giếng khoan dùng nước sạch đã khó. Giờ nếu để người dân mất niềm tin vào nước sạch, vào cách làm của đảng bộ, chính quyền, việc làm lại sẽ khó vô cùng”. Đó là điều khiến lãnh đạo tỉnh Thái Bình trăn trở. Bởi trên thực tế nhiều tỉnh, thành phố khác trên cả nước cũng đã vấp phải rồi!
Tích cực lắng nghe và quyết liệt vào cuộc
Nắm bắt tâm tư, ý kiến của nhân dân, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh và các cấp, ngành đã tích cực vào cuộc. Ngày 23/8/2017, Đoàn công tác của UBND tỉnh và UBND huyện Vũ Thư đã xuống kiểm tra tình hình cung cấp nước sạch tại địa bàn xã Tam Quang, chỉ đạo Nhà máy nước Nam Long khẩn trương khắc phục mọi khó khăn để cấp nước sớm nhất cho người dân. Chỉ một ngày sau, từ ngày 24/8 nước sạch đã về đến các gia đình trên địa bàn.
Ông Phạm Văn Sinh – Bí thư Tỉnh ủy làm việc với UBND huyện Hưng Hà ngày 6/11/2017 |
Tại huyện Hưng Hà, ông Phạm Văn Sinh – Bí thư Tỉnh ủy; ông Nguyễn Hồng Diên – Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Đặng Trọng Thăng – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng nhiều Ủy viên ban thường vụ Tỉnh ủy đã trực tiếp về chỉ đạo, yêu cầu doanh nghiệp thực hiện cấp nước sạch cho người dân 17 xã của huyện Hưng Hà.
“Nếu ngày 16/11/2017, Công ty không triển khai các nội dung nêu trên hoặc không đúng tiến độ trong kế hoạch thì đơn vị hoàn toàn chịu trách nhiệm và chấp thuận để UBND tỉnh điều chỉnh lại quy hoạch cấp nước của dự án cho các doanh nghiệp khác” là chỉ đạo đanh thép của lãnh đạo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Thái Bình tại buổi làm việc này.
Cũng theo chỉ đạo của lãnh đạo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh tại các buổi làm việc: “Đối với huyện Hưng Hà, chỉ đạo doanh nghiệp thực hiện công khai các tài liệu liên quan đến chất lượng nước với người dân. Giao trách nhiệm cho các tổ chức đoàn thể (nông dân, cựu chiến binh, phụ nữ) đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân đấu nối sử dụng nước sạch. Chủ động phối hợp với doanh nghiệp để giải quyết các vấn đề đặt ra hiện nay.”
Kết quả, đến ngày 31/12/2017, huyện Hưng Hà – từ địa phương có tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch hợp vệ sinh thấp nhất tỉnh, dưới 30%, đã nâng lên trên 65%.
Lấy mẫu kiểm tra chất lượng nước tại các dự án cấp nước |
Mẫu nước của từng xã thuộc huyện Kiến Xương |
Trong năm 2017, Tiểu ban quản lý chất lượng nước sạch - Ban Chỉ đạo việc triển khai thực hiện dự án đầu tư các công trình cấp nước sạch nông thôn tỉnh Thái Bình cùng đoàn kiểm tra liên ngành tổ chức kiểm tra hoạt động cấp nước của 53 dự án cấp nước. Trên cơ sở kết quả kiểm tra, Ban Chỉ đạo, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo thực hiện các biện pháp xử lý những vấn đề còn tồn tại để đảm bảo chất lượng nước sạch cung cấp cho dân.
Vướng mắc ở đâu tháo ngay tại đó
“Không thể để nước sạch dừng chân ở cổng làng mà phải đến thẳng được hộ dân”. “Không thể để dân mất tiền mà không được dùng nước sạch” là nhấn mạnh của Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Hồng Diên tại nhiều cuộc họp.
UBND tỉnh họp bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ đấu nối sử dụng nước sinh hoạt nông thôn |
Quyết tâm nâng cao tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch tại tất cả các địa phương trên địa bàn cũng được lãnh đạo tỉnh truyền đến tất cả các cấp, các ngành. Việc tổ chức họp giao ban hàng tháng, ban hành các văn bản chỉ đạo kịp thời, nhanh chóng và chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo tỉnh đã giải quyết được rất nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện Dự án của nhà đầu tư, đảm bảo thực hiện kế hoạch, mục tiêu đề ra.
Không chỉ vậy, lãnh đạo UBND tỉnh nêu hẳn một thời hạn yêu cầu các nhà đầu tư phải quyết tâm thực hiện: “Đến ngày 31/12/2017, các dự án đã hoàn thành đường ống cấp 1, phải đạt tỷ lệ đấu nối trên 80%. Các dự án đang trong quá trình hoàn thiện, mở rộng quy mô phải đẩy nhanh tiến độ xây lắp và phải đạt tỷ lệ đấu nối 65%. Sau mốc thời gian này, các doanh nghiệp chậm tiến độ, sẽ bị tỉnh xem xét điều chỉnh mạng lưới, thậm chí rút giấy chứng nhận đầu tư, căn cứ vào mức độ vi phạm”.
Làm sao để công trình nước sạch không lãng phí |
Bây giờ, ở Thái Bình, người dân đã hiểu và đã mong nước sạch. Nhưng liệu quyết tâm của các cấp chính quyền và sự mong mỏi của người dân có khiến cho một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước vượt hết được các trở ngại, khó khăn?
Không hoạt động nên trạm cấp nước thôn Năng An, xã Vũ Hội, huyện Vũ Thư thậm chí còn không có cổng |
Thái Bình đấu giá các khu đất đối ứng dự án BT
Chủ tịch tỉnh Thái Bình Nguyễn Hồng Diên cho biết, sẽ tổ chức đấu giá đất đối ứng của các dự án BT.
Thái Bình dừng đổi đất vàng, giữ lại trung tâm hội nghị
Thái Bình không chuyển đổi trung tâm hội nghị tỉnh (cũ) để làm đối ứng, đồng thời chưa phê duyệt trung tâm mới 230 tỷ.
Thái Bình di dời 150ha rừng, hàng trăm gia đình 'mất' đất canh tác?
Liên quan đến đến việc xin di dời 150 ha rừng, Thái Bình cho biết đã có phương án trồng rừng thay thế từ năm 2014.
Thái Bình xin di dời 150ha rừng làm dịch vụ
Tỉnh Thái Bình vừa trình báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án lấn biển để lấy 320ha (trong đó có 150ha rừng ngập mặn) để làm công nghiệp - dịch vụ.
'Thái Bình xây tháp 300 tỷ không phải để chơi như suy diễn'
"Tháp biểu tượng là công trình đa chức năng, điểm nhấn trong kiến trúc của Thái Bình chứ không phải xây để chơi như người ta suy diễn”.
(còn tiếp)
Đỗ Nhung