- Với những mô hình nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch đã thành công, tôi mong người dân sẽ quay lại canh tác trên cánh đồng của mình, trên những mảnh ruộng đã bỏ hoang...
Bài 1: Hồi sinh không ngờ những cánh đồng 'chết' ở Quảng Trị
Bài 2: Hồi sinh cánh đồng 'chết': Cuộc vận động suốt 2 tháng ròng
Đó là chia sẻ của Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng khi nói về cuộc cách mạng chuyển đổi trong nông nghiệp, làm hồi sinh những cánh đồng “chết”.
Lớp học ngoài ruộng
Dành một ngày từ sáng sớm tinh mơ đến tối mịt, Phó giám đốc công ty CP Nông sản hữu cơ Quảng Trị Đoàn Việt Cường vẫn không thể dẫn chúng tôi đi tham quan hết những cánh đồng lúa hữu cơ thẳng cánh cò bay trên vùng đất nghèo.
Cánh đồng lúa hữu cơ trồng theo quy trình nghiêm ngặt ở Quảng Trị |
Vừa tham quan cánh đồng, ông Cường vừa kể về những thành công của các HTX lúa hữu cơ mà chúng tôi đã đi qua. Ông cũng không quên chia sẻ kế hoạch trồng 1.000 ha lúa hữu cơ, xây nhà máy chế biến lúa hữu cơ trên vùng đất này để thương hiệu Gạo hữu cơ Quảng Trị có thể ra thị trường nhiều hơn.
Ông nói, Quảng Trị không phải là vùng đất màu mỡ phì nhiêu, cũng không phải là vựa lúa của cả nước. So với các tỉnh khác, Quảng Trị là vùng đất nghèo về nông nghiệp khi đất đai đều bạc màu, ruộng manh mún nhỏ lẻ, khí hậu không thuận lợi… Song, chính ở vùng đất này lại đang có cuộc cách mạng chuyển đổi trong nông nghiệp chưa từng có. Những cánh đồng lúa hữu cơ dần thay thế và không ngừng được mở rộng.
Hơn thế, cuộc cách mạng chuyển đổi này đã bước đầu thành công. Nông dân và DN tạo thành chuỗi từ sản xuất cho tới khâu phân phối, thương hiệu Gạo hữu cơ Quảng Trị đã xuất hiện trên thị trường từ Nam ra Bắc.
“Làm nông nghiệp sạch đã khó, làm nông nghiệp hữu cơ còn khó hơn gấp nhiều lần. Thực tế, đã có nhiều địa phương gặp thất bại. Thế nhưng, nông dân Quảng Trị lại thành công. Họ giờ đây có những HTX sản xuất lúa hữu cơ từ nhỏ tới lớn, từ quy mô chục ha đến vài chục ha”, ông Cường nói.
Ông còn tiết lộ, cách đây không lâu, đoàn lãnh đạo Sở NN&PTNT Thái Bình - quê hương chị Hai năm tấn, vựa lúa của miền Bắc - đã vào đây, xuống tận ruộng trò chuyện với bà con nông dân Quảng Trị để học tập kinh nghiệm làm lúa hữu cơ.
Tương tự, ở Huế, sau khi ra Quảng Trị tham quan các mô hình lúa hữu cơ, họ cũng đang “trải thảm vàng” để mời DN về làm mô hình tương tự, giúp người nông dân sống được với nghề nông. Và mới đây nhất, tỉnh Ninh Bình cũng đặt lịch vào đây tham quan học hỏi.
Làm giàu
Nói về những cánh đồng lúa hữu cơ dần được mở rộng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng tâm sự, xu thế hiện nay, sản phẩm nông sản làm ra phải thân thiện với môi trường, phải đảm bảo quyền của người tiêu dùng, sức khỏe cho cộng đồng. Thế nên, chuyển đổi mô hình sang làm nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch là bắt buộc, không còn con đường lựa chọn nào khác.
Lúa hữu cơ sau khi thu hoạch được công ty bao tiêu, trả tiền tại chỗ |
Ông Đồng cho biết, Quảng Trị là một tỉnh nông nghiệp 70%. Trước năm 2017, đây là tỉnh nghèo, thu nhập rất thấp.
Từ năm 2017 trở lại đây, tỉnh đã có nhiều đột phá, trong đó có tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng để nâng cao thu nhập cho người dân, cố gắng thoát nghèo, vươn lên thành tỉnh có mức thu nhập trung bình.
“Chúng tôi đang mời Viện Quy hoạch nông nghiệp về để quy hoạch lại các vùng, quy hoạch sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ. Đó là mơ ước và quyết tâm lấy mô hình để nhân rộng mô hình”, ông chia sẻ.
Theo ông Đồng, trồng cây gì nuôi con gì cũng phải đúng với quy hoạch, đúng với nhu cầu, sự phát triển của thị trường. Có như vậy, người nông dân sẽ sống được bằng nghề nông.
Đi theo hướng nông nghiệp sạch, tôm cá đã quay trở lại đồng ruộng |
Các mô hình nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ của tỉnh hiện năng suất không cao lắm nhưng giá trị được nâng lên nhờ chất lượng sản phẩm sạch.
Ví dụ cây lúa bình thường giá 6 triệu/tấn nhưng lúa hữu cơ bán 8 triệu/tấn . Trước đây thu khoảng trên 30 triệu đồng/ha, giờ làm cây hữu cơ thu trên 40 triệu/ha nên bà con nông dân phấn khởi.
Toàn tỉnh mới chỉ có 500ha làm nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp sạch. Đến năm 2019, quy mô sẽ được mở rộng lên 1.000 ha và mục tiêu toàn diện tích đất nông nghiệp của tỉnh sẽ đi theo hướng này.
“Đó là cả một chặng đường dài, làm mỗi năm một ít. Bây giờ mà tập trung tất cả thì rất khó và có nguy cơ sẽ hỏng”. Ông Đồng khẳng định, với những mô hình nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch đã thành công, ông mong người dân sẽ quay lại canh tác trên cánh đồng của mình, trên những mảnh ruộng đã bỏ hoang.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng |
"Khi làm nông nghiệp theo tín hiệu thị trường, những người nông dân ở quê nghèo Quảng Trị sẽ không chỉ đủ ăn mà còn có thể làm giàu.
Tương lai không xa, với xu hướng này, thay bằng bỏ ruộng đi tha phương cầu thực, người nông dân sẽ quay về với nghề nông, cảm thấy quê hương Quảng Trị là miền quê đáng sống, và họ sẽ sống được bằng nghề nông", Phó chủ tịch tỉnh tin tưởng.
Khó giàu, nông dân chực bỏ ruộng
Được tiếng làm ăn có lời, thu nhập của xã viên cao hơn nông dân bên ngoài nhưng chính xã viên cũng như giám đốc HTX Nghĩa Đạo đều thừa nhận “làm nông nghiệp bấp bênh, vất vả lắm, chỉ đủ sống, khó mà giàu được”.
Từ cú ngã ngựa đầu tiên đến thương hiệu lọt Guinness
221 xã viên là những hộ trực tiếp trồng cây giống trên địa bàn xã có quy mô canh tác, thu nhập hàng trăm triệu đồng, thậm chí tỷ đồng mỗi năm.
'Lá bùa' của người 'đoán giống cây như vô sòng bạc'
Sau mỗi vụ cây trồng, ông Bảy Sâm có thói quen tiên đoán xem năm sau thị trường giống cây nào hút hàng nhất. Ông ví như việc này như vô sòng bạc. Đặt cây nào trúng thì trúng.
Vương quốc dưa chuột chê vốn ngân hàng
Ở Nghĩa Đạo có sự lạ đời, đó là vốn không nhiều nhưng HTX không có nhu cầu vay vốn ngân hàng hay vốn góp của xã viên, thậm chí ứng vốn cả tỉ đồng.
Giấc mơ Mỹ của thanh long Tầm Vu
Con đường xuất khẩu của thanh long ở Tầm Vu, Châu Thành, Long An vẫn chưa là con đường thẳng.
Bạch Hân - Trần Thường