7 bệnh nhân tử vong cùng ngày, trong đó có người chạy thận được 10 năm. 10 bệnh nhân còn lại được chuyển về Hà Nội ngay trong đêm. Trường hợp thứ 8 tử vong vào rạng sáng 4/6.
Bộ Y tế đánh giá, đây là tai biến y khoa đặc biệt nghiêm trọng, lần đầu xảy ra tại cơ sở chạy thận.
Ngày 30/5, Công an tỉnh Hoà Bình khởi tố vụ án. Ngày 22/6, Công an tỉnh khởi tố bị can, bắt tạm giam 3 đối tượng: Bùi Mạnh Quốc, 31 tuổi; Trần Văn Sơn, 27 tuổi và BS Hoàng Công Lương, 31 tuổi.
BS Hoàng Công Lương bị khởi tố do vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ khác. Dù chưa nhận được bàn giao việc sửa chữa bằng văn bản nhưng vẫn cho bệnh nhân chạy thận.
Theo kết luận của cơ quan điều tra, công ty Thiên Sơn (Cầu Gấy, Hà Nội) ký hợp đồng với BV để sửa chữa hệ thống lọc nước RO số 2 vào ngày 25/5. Ngay trong ngày, công ty này bán tháo hợp đồng lại cho công ty Trâm Anh có ngành kinh doanh thoát nước và xử lý nước thải.
Kết luận giám định của Viện Khoa học hình sự cho thấy, mẫu nước cấp vào máy lọc thận số 10 và số 13 có hàm lượng Florua cao gấp 245 và 260 lần mức cho phép.
Sau đó, Bộ Y tế và Hội Hồi sức - cấp cứu và chống độc VN đã có kiến nghị gửi cơ quan công an, xem xét thay đổi biện pháp ngăn chặn với BS Lương, cho rằng lỗi của BS Lương không phải nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chết người mà chỉ vi phạm thủ tục hành chính.
Ngày 9/8, Sở Y tế tỉnh Hoà Bình ra quyết định cách chức với ông Trương Quý Dương, Giám đốc BV đa khoa tỉnh Hoà Bình.
Sau 6 tháng xảy ra tai biến, gia đình 8 nạn nhân và BV đã 3 lần đối thoại về mức bồi thường song đến nay chưa ngã ngũ.
Ban Thời sự