{keywords}


 
Năm 2020, trong bối cảnh kinh tế cả nước bị ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19, việc Chính phủ  kiến nghị Quốc hội thông qua chủ trương chuyển đổi 3 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam: Mai Sơn - Quốc lộ 45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây từ hình thức đầu tư PPP (đối tác công tư) sang đầu tư công được xem là điểm sáng của ngành giao thông.
 
Việc 3 dự án thành phần trên đồng loạt khởi công cùng với tổng thể Dự án cao tốc Bắc - Nam được đánh giá sẽ góp phần thúc đẩy giải ngân đầu tư công, tạo thêm động lực cho các doanh nghiệp và việc làm cho người lao động…
 
3 dự án thành phần trên có tổng mức đầu tư hơn 35.000 tỷ đồng. Trong đó, đoạn Mai Sơn - QL 45 đi qua địa phận 2 tỉnh: Ninh Bình, Thanh Hóa có chiều dài tuyến khoảng 63,37 km. Đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết đi qua địa phận tỉnh Bình Thuận có chiều dài 100,8 km. Đoạn tuyến còn lại Phan Thiết - Dầu Giây đi qua địa phận 2 tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai có chiều dài khoảng 99 km (đoạn qua Bình Thuận dài 47,5km; đoạn qua Đồng Nai dài 51,5km).
 
Tại lễ phát lệnh khởi công 3 dự án, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, để đáp ứng nhu cầu phát triển, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hệ thống giao thông phải đi trước một bước. 

{keywords}

 
Thủ tướng nhấn mạnh: "Nghèo cũng phải làm giao thông, khá cũng phải làm giao thông, càng giàu càng phải làm giao thông. Không có giao thông khó có thể phát triển được".
 
Người đứng đầu Chính phủ đánh giá, việc khởi công các dự án thành phần tuyến cao tốc Bắc - Nam là sự kiện có ý nghĩa lớn, tạo khí thế mới trong nhân dân, thiết thực chào mừng Đại hội Đảng bộ các tỉnh, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.
 

{keywords}


 
Theo quy hoạch, tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông có điểm đầu tại Hà Nội, điểm cuối tại Cần Thơ dài 1.799 km. Trong đó 654 km đi qua 13 tỉnh thành và được chia làm 11 dự án thành phần.
 
Đến nay, đoạn cao tốc dài 80km có 4 đến 6 làn xe từ Hà Nội đến Ninh Bình đã đưa vào khai thác. Đoạn Cao Bồ - Mai Sơn dài 15km đi qua địa phận Nam Định và Ninh Bình đang được thi công và dự kiến hoàn thành cuối năm 2021. 
 
Đoạn cao tốc Mai Sơn – QL 45 từ Ninh Bình đến Thanh Hóa dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2022.

Hai đoạn tiếp theo là QL45 – Nghi Sơn (Thanh Hoá) dài 43 km và Nghi Sơn – Diễn Châu (Nghệ An) dài 50 km hiện đang được Chính phủ đề xuất UB thường vụ Quốc hội chuyển đổi từ hình thức đầu tư PPP sang đầu tư công. Nếu được chấp thuận 2 dự án này sẽ được khởi công đầu năm 2021 và hoàn thành cuối năm 2023.
 
Trước đó, dự án thành phần tiếp theo của cao tốc Bắc – Nam là Cam Lộ - La Sơn đi qua tỉnh 2 tỉnh Trị và Thừa Thiên Huế dài 98,35km (đầu tư từ vốn ngân sách) đã khởi công năm 2019 hiện đang được thi công và sẽ hoàn thành trong năm 2022.

{keywords}


Đoạn Nha Trang – Cam Lâm (Khánh Hoà) dài 49 km và Cam Lâm  – Vĩnh Hảo dài 79 km  và đoạn Diễn Châu – Bãi Vọt(Hà Tĩnh)  dài 49,3 km được đầu tư theo hình thức PPP. Nếu 3 đoạn tuyến này sớm chọn được nhà đầu tư sẽ khởi công trong năm 2021 và hoàn thành trong năm 2023.
 
Hai đoạn tuyến Vĩnh Hảo (Bình Thuận) - Phan Thiết (Bình Thuận) và đoạn Phan Thiết - Dầu Giây (Đồng Nai), theo kế hoạch, đến cuối năm 2022 sẽ hoàn thành nối thông tuyến từ Bình Thuận đến đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây hiện nay nhằm kết nối TP.HCM với các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
 
Ngoài ra, dự án thành phần còn lại là Cầu Mỹ Thuận 2 đang được thi công. Dự án này sẽ nối với cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận và kết nối với các tuyến cao tốc lên TP HCM.
 
Như vậy, nếu 11 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam nói trên hoàn thành, cả nước sẽ có tất cả 654,3km đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
 
Ở  phía Bắc, cao tốc Bắc Nam kết nối với cao tốc Hà Nội – Bắc Giang – Lạng Sơn dài 167 km với 4 làn xe đã được đưa vào khai thác. 
 

{keywords}


 
Cùng với dự án cao tốc Bắc - Nam, năm 2020 Chính phủ đã phê duyệt dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1. Dự kiến trong tháng 12 này, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) sẽ khởi công dự án.
 
Đây là cảng hàng không quốc tế quan trọng của cả nước và là trung tâm trung chuyển hàng không của quốc tế và khu vực.
 
Sân bay Long Thành giai đoạn một được xây dựng với một đường cất hạ cánh, một nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách, 1,2 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Công trình dự kiến hoàn thành năm 2025.

{keywords}

 
Các hạng mục xây dựng chính của sân bay gồm: đường cất hạ cánh có chiều dài 4.000 m, chiều rộng 75m và hệ thống đường lăn, sân đỗ; nhà ga hành khách có công suất thiết kế 25 triệu khách/năm, tổng diện tích sàn 373.000 m2.
 
Dự án được chia thành 4 dự án thành phần gồm: các công trình trụ sở cơ quan quản lý Nhà nước; công trình phục vụ quản lý bay; công trình thiết yếu trong cảng hàng không và các công trình khác. 
 
Dự án thành phần 1: Các công trình trụ sở cơ quan quản lý Nhà nước: giao các cơ quan như hải quan, công an, cảng vụ, kiểm dịch y tế… bố trí nguồn vốn thực hiện đầu tư các công trình. Trường hợp các cơ quan không có khả năng bố trí vốn thì được lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP). 
Dự án thành phần 2: Các công trình phục vụ quản lý bay: Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam làm chủ đầu tư.
 
Dự án thành phần 3:  Các công trình thiết yếu trong cảng hàng không do nhà đầu tư khai thác sân bay thực hiện: Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) làm chủ đầu tư. 
Dự án thành phần 4: Các công trình khác: nhà đầu tư do Bộ GTVT chủ trì tổ chức lựa chọn. 
Trong đó, ACV cho biết, đơn vị đang quyết tâm thực hiện khởi công các hạng mục dự án được giao trong tháng 12 này.

 

{keywords}


Để dự án xây dựng Cảng hàng không Long Thành đảm bảo tiến độ và chất lượng, công tác giải phóng mặt bằng đã được Chính phủ giao cho UBND tỉnh Đồng Nai thực hiện. Hiện tỉnh Đồng Nai đang gấp rút triển khai khu tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng do dành đất làm dự án.
 
Dự án sân bay Long Thành có diện tích 5.000 ha, phải thu hồi đất của 17 tổ chức, 5.283 hộ gia đình, hơn 16.000 nhân khẩu bị giải tỏa và di dời 3 nghĩa địa tập trung.
 
Vũ Điệp 
 

Toàn cảnh siêu dự án cao tốc Bắc -  Nam

Toàn cảnh siêu dự án cao tốc Bắc - Nam

Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông dài 654 km với tổng mức đầu tư 118.716 tỷ đồng. Dự án có 11 dự án thành phần và được triển khai từ năm 2019.