Ngày 12/8/2005, Bộ TN-MT đã bàn giao bộ bản đồ nền địa hình tỷ lệ 1/2000, 1/5000 khu vực TP Hà Nội quản lý khai thác sử dụng. Bộ Bản đồ do Công ty Đo đạc ảnh địa hình (Bộ TN-MT) thực hiện.

Bộ TN-MT cho biết, đây là hạng mục quan trọng trong Dự án “Xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ nền địa hình tỷ lệ 1/2000 và 1/5000 khu vực TP Hà Nội phục vụ hệ thống thông tin địa lý quản lý đô thị TP Hà Nội” được thực hiện với độ chính xác cao, phục vụ cho nhiều mục đích, đáp ứng được yêu cầu xây dựng hệ thống thông tin địa lý phục vụ công tác quản lý đất đai, quản lý đô thị của Thủ đô trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

{keywords}

Bộ Bản đồ do công ty Đo đạc ảnh địa hình (Bộ TN-MT) thực hiện được bàn giao từ năm 2005 thuộc Dự án “Xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ nền địa hình tỷ lệ 1/2000 và 1/5000 khu vực TP Hà Nội phục vụ hệ thống thông tin địa lý quản lý đô thị TP Hà Nội”.  

Bộ Bản đồ thực hiện bằng công nghệ truyền thống và được thành lập trong hệ tọa độ HN-72, lưới chiếu Gauss. Tháng 9/2003, Công ty đo đạc hình ảnh địa hình (Bộ TNMT) được giao thực hiện dự án.

Mục tiêu của dự án là thành lập hệ thống bản đồ nền địa hình tỷ lệ 1/2000, 1/5000 trên địa bàn toàn thành phố HN và một số khu vực lân cận phục vụ nhiều mục đích. Trong đó, mục đích đầu tiên là phục vụ trực tiếp công tác quản lý đất đai và quy hoạch đối với các quận mới được thành lập, đồng thời thiết lập cơ sở dữ liệu nền địa hình nhằm xây dựng hệ thống thông tin địa lý phục vụ công tác quản lý của Thủ đô.

Bộ bản đồ nền địa hình tỷ lệ 1/2000 và 1/5000 bàn giao cho UBND TP Hà Nội bao gồm toàn bộ dữ liệu 751 mảnh bản đồ tỷ lệ 1/2000, 25 mảnh bản đồ tỷ lệ 1/5000 kèm theo dữ liệu bình độ ảnh…

{keywords}
Hồ Bà Đồ (phường Ngọc Thụy) nhìn từ trên cao. Ảnh chụp tháng 2/2022

 

{keywords}
Hình ảnh hồ Bà Đồ hiển thị trên bản đồ nền địa hình tỷ lệ 1/2000 và 1/5000 khu vực TP Hà Nội do Bộ TN-MT xây dựng năm 2005. (hình khoanh đỏ)

Độ chính xác của bộ bản đồ được đánh giá cao hơn so với bộ bản đồ có cùng tỷ lệ đã thành lập trước đây, cho phép lập cơ sở nền chính xác để xây dựng hệ thống thông tin địa lý phục vụ công tác quản lý đất đai, quản lý đô thị và có thể cập nhật, hiệu chỉnh nội dung một cách thuận tiện, kinh tế và nhanh hơn so với các bản đồ trước.

Trong bản đồ này, các khu vực diện tích mặt nước, ao hồ của các quận nội đô thể hiện rõ.

Đáng chú ý, hồ Bà Đồ thuộc phường Ngọc Thụy (quận Long Biên) – hồ tự nhiên có diện tích 12.000m2 cũng được thể hiện trong bản đồ này.

Hồ tự nhiên này đang được báo chí quan tâm trước sự việc chính quyền quận chuẩn bị san lấp để lấy mặt bằng chia lô đấu giá, và người dân sở tại có đơn kiến nghị xin giữ lại để làm cảnh quan.

Chuyên gia Trần Huy Ánh, Ủy viên thường vụ BCH Hội KTS Hà Nội nhận định, đây là cơ sở dữ liệu quan trọng về hiện trạng đất đai để các nhà hoạch định căn cứ trong quá trình lập quy hoạch tại các quận, huyện của Thủ đô. Nó cũng là thông tin quý giá để lên phương án quản lý, sử dụng, bảo vệ các hồ tự nhiên trên địa bàn. 

21/63 tỉnh thành lập danh mục ao hồ không được san lấp

Bộ TN-MT cho biết, hiện cả nước có 21/63 tỉnh, thành lập danh mục “hồ ao không được san lấp” với 4.481 hồ, ao đầm. Trong đó, có 3.049 hồ, 1.307 ao, 122 đầm và 3 hồ ao là di tích lịch sử.

Người dân căng băng rôn xin giữ hồ Bà Đồ 

Các tỉnh, thành phố đã lập danh mục “hồ ao không được san lấp” gồm: Lào Cai, Hà Giang, An Giang, Trà Vinh, Gia Lai, Vĩnh Long, Kon Tum, Sóc Trăng, Tây Ninh, Kiên Giang...

Việc lập danh mục hồ ao không được san lấp nhằm đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế theo từng giai đoạn; xây dựng quy định quản lý, khai thác, sử dụng đối với các hồ, ao, đầm có giá trị về đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường…

Một số tỉnh, thành phố đã lập danh mục hồ ao không được san lấp và công bố công khai, gửi thông tin về Bộ Tài nguyên và Môi trường, gồm: Lào Cai, Hà Giang, An Giang, Trà Vinh, Gia Lai, Vĩnh Long, Kon Tum, Sóc Trăng, Tây Ninh, Kiên Giang...

Trước đó, ngày 10/6/2021, Bộ TN-MT đã có công văn đôn đốc gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc lập danh mục hồ ao không được san lấp theo quy định tại Điều 60 Luật Tài nguyên nước.

{keywords}
Hồ Đầm Hồng (quận Thanh Xuân) - một trong những hồ tự nhiên được "giải cứu" để trở thành lá phổi xanh bảo vệ môi trường Thủ đô

Theo Bộ TN-MT, thời gian qua, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương đã chủ động chỉ đạo các sở, ban ngành trong việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về tài nguyên nước, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn các lưu vực sông và các tỉnh.

Tuy nhiên, thực tế vẫn còn xảy ra tình trạng nhiều hồ, ao, đầm bị lấn chiếm, san lấp làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường, giảm hiệu quả trong việc tiêu thoát nước, phòng, chống ngập lụt trong mùa mưa; gây mất an toàn trong việc cung cấp nước cho sinh hoạt và các mục đích sử dụng thiết yếu trong trường hợp hạn hán, thiếu nước trong mùa khô…

Vì vậy, UBND các tỉnh, TP cần tiếp tục chỉ đạo các sở, ban ngành khẩn trương rà soát, lập danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp.

Điều 60 của Luật Tài nguyên nước quy định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp trong phạm vi địa phương. Bộ T-MT công bố danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp nằm trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

Thanh tra Chính phủ lên tiếng việc người dân kiến nghị giữ hồ 1,2ha ở Long Biên

Thanh tra Chính phủ lên tiếng việc người dân kiến nghị giữ hồ 1,2ha ở Long Biên

Thanh tra Chính phủ vừa có văn bản gửi Chủ tịch UBND TP Hà Nội về kiến nghị của người dân trước sự việc chính quyền lấp hồ tự nhiên 12.000m2 lấy mặt bằng đấu giá phân lô, bán nền.

Kiên Trung