Trước tình hình cấp bách của dịch Covid-19, mới đây UBND TP.HCM đã thành lập Bệnh viện Hồi sức Covid-19 trên cơ sở trưng dụng một phần cơ sở 2 của Bệnh viện Ung bướu TP.HCM (mới đi vào hoạt động tháng 10/2020, địa điểm tại Khu phố 3, phường Tân Phú, TP.Thủ Đức).
Theo BSCKII Lê Anh Tuấn, Phó GĐ Bệnh viện Ung bướu TP.HCM kiêm Phó GĐ Bệnh viện Hồi sức Covid-19, đây là nơi điều trị Covid-19 ở tầng 4, tầng cao nhất ngang cấp với Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Chợ Rẫy.
Bác sĩ Tuấn cho biết, bệnh viện có quy mô hỗ trợ hô hấp cho 1.000 bệnh nhân. Cụ thể, có 100 giường hồi sức tích cực cho bệnh nhân nguy kịch, 900 giường cho bệnh nhân nặng.
Ở đây chỉ tiếp nhận bệnh nhân nặng, từ các tầng kế cận, bệnh viện tuyến 3 (tầng 3) chuyển lên chứ không phải từ các bệnh viện dã chiến.
Đến sáng 19/7, bệnh viện đã tiếp nhận 280 bệnh nhân nặng và nguy kịch.
Một phần bệnh viện Ung bướu cơ sở 2 (TP Thủ Đức) được trưng dụng làm Bệnh viện hồi sức chữa Covid-19 vừa đi vào hoạt động từ ngày 15/7 |
Bệnh viện có 340 bác sĩ và 1.050 điều dưỡng, được huy động từ 3 bệnh viện gồm: Chợ Rẫy, Nhân dân 115 và Nhân dân Gia Định. 5 cơ sở y tế khác cũng chi viện cho thành phố: Sở Y tế Thanh Hóa, Phú Thọ, Hải Phòng, Bệnh viện 71 Trung ương, Bệnh viện 74 Trung ương |
Theo Bác sĩ Lê Anh Tuấn, Phó giám đốc Bệnh viện Hồi sức Covid-19, đến sáng 19/7, bệnh viện đã tiếp nhận 280 bệnh nhân nặng và nguy kịch |
Những bệnh nhân nơi đây có độ tuổi trung bình từ 50 -60 tuổi, mắc nhiều bệnh nền |
"Bệnh viện được thành lập khẩn trương nhưng phải đảm bảo chất lượng điều trị", Bác sĩ Lê Anh Tuấn, Phó giám đốc Bệnh viện Hồi sức Covid-19 cho hay |
Các bác sĩ thay nhau điều trị cho các bệnh nhân, trực chiến 24/24 |
Khu điều trị bệnh nhân nguy kịch có từ 1 -2 giường/ phòng |
Bệnh viện có cơ sở hạ tầng hiện đại có thể hỗ trợ hô hấp đến 1.000 bệnh nhân: thở oxy, thở máy không xâm lấn, thở máy xâm lấn |
Một bệnh nhân thở oxy trong phòng cấp cứu |
Bác sĩ chuyên khoa II Trần Thanh Linh, người đã trực tiếp điều trị thành công cho "Bệnh nhân 91" phi công người Anh, vừa từ tâm dịch Đà Nẵng, Bắc Giang trở về đây túc trực, chỉ đạo công tác chữa trị. Điện thoại của bác sĩ liên tục reo khi có nhiều cuộc gọi nhờ được hỗ trợ, hướng dẫn cấp cứu bệnh nhân Covid-19 đang diễn biến nặng |
Lối đi của bệnh viện thông thoáng, khu điều trị Covid-19 nằm tách biệt với khu điều trị ung thư |
Các bác sĩ theo dõi bệnh án của bệnh nhân Covid-19 |
Đội ngũ y bác sĩ họp bàn về các phương án điều trị bệnh nhân Covid-19 tại phòng họp riêng tách biệt với khu điều trị |
TS.BS Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Hồi sức cho biết: "Bệnh nhân có dấu hiệu chuyển nặng là chúng tôi sẽ trực tiếp hội chẩn online, cần thiết là chuyển về đây ngay. Chuyển sớm sẽ an toàn cho người bệnh trong quá trình vận chuyển. Các bác sĩ sẽ đánh giá ngay, can thiệp sớm bằng các biện pháp như: thở oxy dòng cao, lọc máu trước...chặn từ độ 3 qua độ 4. Chặn sớm bệnh nhân sẽ trở về từ độ 3 sang độ 2, độ 1. Quan trọng nhất là phải đánh chặn cho được, đòi hỏi sự cố gắng, nỗ lực rất nhiều của bác sĩ. Bác sĩ khổ cỡ nào cũng được, miễn bệnh nhân khoẻ là được". |
Các bác sĩ rửa tay, khử khuẩn sau ca điều trị |
Trưa 19/7, các xe cứu thương chở bệnh nhân liên tục chạy đến Bệnh viện Hồi sức Covid-19 |
>>> Xem thêm tình hình dịch covid-19 tại TP.HCM mới nhất
Trương Thanh Tùng
Bên trong nơi điều trị hơn 4.000 bệnh nhân Covid-19 ở TP.HCM
Hơn 200 nhân viên y tế căng mình chăm sóc hơn 4.000 ca F0 tại Bệnh viện dã chiến thu dung số 6 (phường An Khánh, TP Thủ Đức, TP.HCM).