Trách nhiệm đầu tiên thuộc về kế toán của 5 Giám đốc các công ty trong việc tổ chức nghiệm thu thanh quyết toán.
Liên quan tới tình trạng 3.700 cán bộ công nhân viên chức lao động các công ty khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn TP.Hà Nội bị chậm lương 2 năm nay, chiều nay (30/1), tại buổi giao Ban báo chí Thành uỷ, ông Phạm Quý Tiên, Chánh văn phòng UBND TP Hà Nội đã thông tin cụ thể tới báo chí về nội dung này.
Theo thông tin trên một số phương tiện truyền thông, từ năm 2015 đến nay, 3.700 cán bộ công nhân viên chức và lao động các công ty khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn TP.Hà Nội gặp nhiều khó khăn do bị chậm lương.
Ông Phạm Quý Tiên trao đổi với báo chí tại buổi họp giao ban. (Ảnh: Báo An ninh Thủ đô) |
Về vấn đề này, Chánh văn phòng UBND TP Hà Nội Phạm Quý Tiên cho biết, thực hiện chỉ đạo UBND Thành phố, Quyết định số 448 của Kiểm toán, kiểm toán Nhà nước đã thực hiện kiểm toán 5 công ty thuỷ lợi của Hà Nội giai đoạn 2011-2015.
“Qua kiểm tra xác định, công tác nghiệm thu thanh quyết toán của 5 công ty tiến hành chậm, dẫn đến việc thanh toán tiền cho công ty chậm nên tiền lương công nhân chậm. Trách nhiệm ở đây đầu tiên thuộc về kế toán của 5 giám đốc các công ty trong việc tổ chức nghiệm thu thanh quyết toán”, ông Tiên cho biết.
Theo các công ty thủy nông Hà Nội, từ năm 2016 đến nay, thành phố đặt hàng tạm thời đối với các công ty thủy nông theo đơn giá quy định tại Thông tư số 280 của Bộ Tài chính và Quyết định số 55 của UBND thành phố Hà Nội. Nguồn kinh phí này thấp so với tổng chi phí tối thiểu để duy trì hoạt động của công ty.
Do đó, các công ty không có kinh phí để thanh toán, các chế độ chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, các chế độ khác theo Bộ Luật Lao động, Luật An toàn vệ sinh lao động…
Ông Nguyễn Việt Hà, Phó Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội. (Ảnh: Báo An ninh Thủ đô) |
Hiện nay, số tiền nợ của các công ty thủy nông gần 239,3 tỷ đồng. Đại diện Sở Nông nghiệp cho rằng, việc áp dụng chính sách mới làm giảm khoảng 50% nguồn thu của doanh nghiệp thủy nông khiến doanh nghiệp lâm vào tình trạng nợ lương người lao động.
Về việc tháo gỡ đơn giá, ông Nguyễn Việt Hà, Phó Giám đốc Sở Tài Chính cho biết, UBND thành phố được quyền ban hành giá cụ thể, nhưng đối với trường hợp Trung ương ban hành khung giá tối đa, địa phương chỉ được phép ban hành mức giá cụ thể không được vượt quá mức trần của trung ương.
“Sở Tài chính là cơ quan tham mưu cho UBND thành phố để xin ý kiến 2 Bộ NN&PTNT và Tài chính, sau khi có văn bản hướng dẫn, đơn giá của năm 2017 không chỉ dừng lại ở mức giá theo Thông tư 280 mà đã có phần trợ giá theo đúng hướng dẫn của 2 Bộ”, ông Hà cho biết.
3.000 lao động nữ 'sau 1 đêm mất 10% lương'
Cả nước có 21.000 lao động nữ rơi vào cảnh chỉ sau 1 đêm mất 10% lương, tuy nhiên trong số này chỉ có 3.000 người bị tác động 6-10%.
Giám đốc nước ngoài 'biệt tăm', hàng trăm công nhân nghỉ việc đòi lương
Hơn một tháng nợ lương, lãnh đạo công ty mất tăm...khiến hàng trăm công nhân may tại Củ Chi, TP.HCM đã tổ chức đình công đòi quyền lợi.
Lương lãnh đạo cao nhất có đủ sống không?
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan băn khoăn: Với chính sách tiền lương hiện nay, lương của lãnh đạo cao nhất có đủ sống không?
Đề nghị giảm các loại phụ cấp, nâng lương cho công chức
Phải làm rõ và phân biệt tiền lương với các khoản phụ cấp có tính chất lương để minh bạch tiền lương và thu nhập của cán bộ, công viên chức.
Theo VOV