Theo kết luận điều tra vụ giả mạo trong công tác xảy ra tại trường Đại học Đông Đô, qúa trình hoạt động, trường Đại học Đông Đô chưa được Bộ GD&ĐT cho phép đào tạo văn bằng 2.

Nhưng từ năm 2015-2017, trường đã đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh và được Bộ GD&ĐT thông báo chỉ tiêu tuyển sinh. 

{keywords}
 Trường Đại học Đông Đô

Theo chỉ đạo của ông Trần Khắc Hùng (cựu Chủ tịch HĐQT, kiêm Viện trưởng Viện đào tạo liên tục, Viện trưởng Viện Đào tạo và Phát triển công nghiệp 4.0, trường Đại học Đông Đô), từ 4/2017, bà Trần Kim Oanh (cựu Phó Hiệu trưởng, Phó Viện trưởng Viện Đào tạo liên tục) và cựu hiệu trưởng Dương Văn Hòa đã ký thông báo tuyển sinh văn bằng 2 tiếng Anh gửi các cơ sở, cá nhân.

Hai bị can này còn ký hợp đồng hỗ trợ tuyển sinh, đào tạo văn bằng 2 tiếng Anh với 15 cơ sở đào tạo. Trong đó, 12 cơ sở đã tuyển sinh được 3.527 học viên, nộp cho trường Đại học Đông Đô hơn 24 tỷ đồng.

Trường Đại học Đông Đô cung cấp tài liệu chỉ xác định được 2.523 người đã nộp hơn 18 tỷ đồng.

Tiền đã thu, trường chỉ dùng 780 triệu đồng thanh toán kinh phí tổ chức thi, chấm thi hệ văn bằng 2 tiếng Anh.

Dùng bằng giả bảo vệ luận án tiến sỹ

Theo kết luận điều tra, đối với 193 người được trường Đại học Đông Đô cấp bằng giả, có 60 người đã sử dụng bằng.

Trong đó có 55 trường hợp sử dụng xét tuyển nghiên cứu sinh hoặc bảo vệ luận án tiến sỹ, 1 trường hợp thi tuyển công chức, 2 trường hợp kê khai vào hồ sơ cán bộ (1 trường hợp đã nghỉ việc, 1 trường hợp sử dụng xét tuyển thạc sỹ).

CQĐT đã có văn bản kiến nghị các cơ quan chủ quản xử lý cán bộ vi phạm theo quy định.

Các trường hợp chưa sử dụng bằng, CQĐT đã có văn bản đề nghị Bộ GD&ĐT có quyết định hủy bỏ, thu hồi các bằng cử nhân ngành ngôn ngữ tiếng Anh hệ văn bằng 2 chính quy đã cấp cho các cá nhân không đúng quy định và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng về việc, bằng cử nhân ngành ngôn ngữ tiếng Anh do trường Đại học Đông Đô cấp không có giá trị.

Qúa trình điều tra, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã thông báo trên phương tiện thông tin, đại chúng, đề nghị các cá nhân tham gia học hệ văn bằng 2 tại các cơ sở của trường Đại học Đông Đô trình báo, cung cấp tài liệu để làm cơ sở giải quyết.

Tuy nhiên, chỉ có 119 cá nhân đã tham gia học có đơn trình báo, ngoài ra, còn xác định 23 người đã học tại các cơ sở đào tạo của trường Đại học Đông Đô từ năm 2017, đã được cấp bằng 2019.

Do trường Đại học Đông Đô chưa được Bộ GD&ĐT cấp phép đào tạo hệ văn bằng 2, nên bằng không có giá trị sử dụng, CQĐT không có đủ thông tin để triệu tập, làm việc số người còn lại.

Mặt khác, CQĐT đã yêu cầu trường Đại học Đông Đô và các cá nhân, cơ sở đào tạo cung cấp tài liệu, chứng từ liên quan đến việc tuyển sinh, hỗ trợ đào tạo, nhưng tài liệu do trường Đại học Đông Đô và các cơ sở cung cấp không đầy đủ, nên không có cơ sở xác định cụ thể việc thu tiền, tổ chức đào tạo của trường Đại học Đông Đô và các cơ sở đối với từng học viên.

Màn 'phù phép' khó tin của cựu Hiệu trưởng trường Đại học Đông Đô

Màn 'phù phép' khó tin của cựu Hiệu trưởng trường Đại học Đông Đô

Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra vụ án giả mạo trong công tác xảy ra tại trường Đại học Đông Đô, Hà Nội.

T.Nhung