Sau khi xem cả bốn phương án thiết kế cầu Trần Hưng Đạo, tôi thấy rất đẹp và bền vững, mỗi thiết kế có một cái hay, cái đẹp riêng. Bảng xếp hạng của Ban tổ chức cũng rất là thuyết phục về các giải nhất, nhì, ba. Tuy nhiên, sau khi lấy ý kiến thì vẫn có quá nhiều những vết gợn và thiết kế nào cũng có yếu điểm.
Quả thật nhìn vào cả bốn thiết kế ta không thấy đặc trưng của Hà Nội, các cây cầu này nó đã ở đâu đó mà ta có thể bắt gặp trên thế giới cũng như trong nước.
Phải như cầu Long Biên, chỉ cần nhìn vào, nhắc đến là ta nghĩ ngay Hà Nội. Mặt khác, cả bốn giải pháp thiết kế thì các cầu hiện nay đã có, đó là cầu dây văng, cầu thép, cầu bê tông dự ứng lực.
Nói tóm lại cả bốn thiết kế vẫn không thỏa mãn tối đa kỳ vọng của nhân dân cũng như yêu cầu khi thiết kế cầu.
Phương án thiết kế cầu Trần Hưng Đạo đang gây tranh cãi |
Tôi mạnh dạn đưa ra phương án khác, dựa trên cảm hứng hình tượng chùa MỘT CỘT làm cầu treo MỘT TRỤ tự neo. Giữa sông là một trụ cao 300m và hai mố hai cầu hai đầu làm thành hai bãi đậu xe ngầm, vừa có đủ khối lượng để neo cáp, vừa làm giao thông tĩnh. Chân trụ cầu rộng 50m dài 200 mét là nhà hàng ăn, 3 đến 5 tầng, một sân thượng. Ngoài ra còn bố trí hội trường, rạp chiếu phim, biểu diễn nghệ thuật. Trên đỉnh trụ cầu là nhà hàng giải khát, cà phê xoay 360 độ.
Hà Nội cũng chưa có một tháp biểu tượng nào, nếu cây cầu này thành hiện thực, thì trụ cầu giữa sông cũng có thể thành biểu tượng của Hà Nội, khi chiều cao của nó có thể nhìn thấy từ rất xa.
Đứng hai bên bờ thì dây treo cầu cùng các dây neo thân cầu cũng giống như bậc thang lên chùa Một cột, cộng với mặt nước mênh mông (lòng sông rộng tới 1 km) thành biểu tượng bông sen mọc giữa biển nước - đây là sự trường tồn. Chiều cao của tháp cũng đã thành biểu tượng phát triển của Hà Nội.
Vì đường Trần Hưng Đạo là trục chính đi thẳng vào trung tâm Hà Nội, nên không thể có quá nhiều xe đi vào, phải bố trí giao thông tĩnh. Hai đầu cầu là hai bãi đậu xe ngầm, trên mặt là hai bến xe buýt. Tất cả khách tham quan, hoặc đến công tác không có nhu cầu đi qua Hà Nội đều có thể gửi xe ở 2 đầu cầu, sau đó đi xe buýt đến các nơi cần đến. Đặc biệt sẽ thuận lợi cho các đoàn thăm Lăng Bác từ các tỉnh phía Bắc, mà nhu cầu hàng năm rất lớn.
Vật liệu làm mặt cầu là các tấm bê tông cốt thép, gác lên giàn thép mạ kẽm nhúng nóng giống như cầu Thăng Long, đảm bảo độ bền hàng trăm năm. Mặt cầu trải bê tông atphan lên mặt bê tông, đảm bảo độ bền 20 đến 30 năm trải lại một lần.
Mặt cầu nên làm rộng với 8 làn xe cho mỗi bên 4 làn (vì còn dự phòng cho cầu Chương Dương. Cầu Chương Dương là một cầu nhỏ, luôn chạy quá tải, nên phải sửa chữa nhiều). Hai bên cầu Trần Hưng đạo làm đường xe thô sơ và đi bộ. Có điểm nối đường hai bên là đi xuống dưới phần trụ cầu. Tuy nhiên đường này có thể nối hoặc không nối với nhà hàng ở dưới trụ cầu. Đường xuống nhà hàng ở trụ cầu bố trí giữa hai đường chính của cầu.
Giảm chi phí xây dựng chung?
Do là cầu treo, hai đầu cầu có độ cao ngang mặt đê, nên không cần đường dẫn, cầu cong vồng dần lên, ở đoạn giữa là trụ cầu có chiều cao tĩnh không khoảng từ 30 đến 40 mét tùy theo mực nước sông. Như vậy thoải mái chiều cao cho các loại tàu thuyền lưu thông trên sông.
Giải pháp kết hợp giữa cầu và nhà hàng, ngắm cảnh, bãi đậu xe sẽ làm giảm chi phí xây dựng chung, vì cầu lớn, lại có một trụ và hai mố cầu, nên phải tận dụng các kích thước lớn vào mục đích khác nữa. Về kinh tế, chắc chắn phần doanh thu từ tiền giữ xe, nhà hàng, đủ để duy tu bảo dưỡng cầu và có thể miễn phí nhiều hoạt động xã hội khác.
Cho dù sau này, nhà cao tầng có mọc bao nhiêu nữa thì cầu vẫn không bị lọt thỏm giữa các khối, không bao giờ che được tầm nhìn của nhà hàng xoay trên đỉnh trụ cầu.
Đoạn sông dự tính làm cầu là đoạn sống đẹp nhất, lòng sông rộng và thoáng, do đó nên kết hợp cầu với công viên, khu vui chơi giải trí, thi đấu thể thao liên quan đến sông nước là thích hợp nhất.
Bài viết thể hiện góc nhìn riêng của tác giả. Bạn có ý kiến khác xin gửi về Email: [email protected]. Bài viết phù hợp sẽ được Ban Biên tập chọn đăng tải. Trân trọng! |
Trịnh Thái Nguyên (Thái Nguyên)
Tranh cãi thiết kế cầu Trần Hưng Đạo tương tự cầu Rào được cách điệu?
Vòng Nhẫn vô cực trông vẫn có nét giống như các hình sin, hình parabol… “ngoằn ngoèo, lúc lên đỉnh, lúc lại tụt xuống đáy làm sao có thể là biểu tượng cho sự phát triển ổn định, bền vững của Hà Nội.
3 phương án cầu Trần Hưng Đạo có vẻ 'ẻo lả' mỏng manh, không mạnh mẽ
VietNamNet tiếp tục nhận được bài viết của bạn đọc Đỗ Hữu Diên (Hà Nội) góp ý về phương án thiết kế cầu Trần Hưng Đạo mà Hội đồng TP Hà Nội đã chọn.
Thép có thể làm cầu Trần Hưng Đạo đi vào lịch sử
Lịch sử kết cấu thép thế giới được khởi nguồn từ thế kỷ 18 khi công nghệ luyện kim của châu Âu đã đạt những bước tiến vượt bậc để kiểm soát các đặc tính, chất lượng của kết cấu thép.
Cầu Trần Hưng Đạo không nên có kết cấu như cầu Chương Dương, Long Biên
Dự án đầu tư cầu Trần Hưng Đạo ở Hà Nội, với mức vốn khoảng 9.000 tỷ đồng đang được Ban quản lý dự án Giao thông Hà Nội tổ chức trưng bày các phương án thiết kế kiến trúc.