Trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ tổ chức chuyên án điều tra những hành vi vi phạm pháp luật trong việc sản xuất, kinh doanh bộ trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro xét nghiệm virus SARS-CoV-2 (gọi tắt là kit test Covid) tại Công ty CP Công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á) và các đơn vị, địa phương có liên quan.

{keywords}
Trung tâm kiểm soát dịch bệnh tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đặc biệt, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thực hiện khám xét khẩn cấp 16 địa điểm tại 8 địa phương gồm Hà Nội, TP.HCM, Hải Dương, TT-Huế, Bình Dương, Long An, Cần Thơ, Nghệ An) và triệu tập, lấy lời khai trên 30 đối tượng có liên quan.

PGS.TS Trần Kiêm Hảo - Giám đốc Sở Y tế tỉnh TT-Huế cho biết, đến thời điểm hiện tại, đơn vị này chưa nhận được công văn đề nghị phối hợp của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an.

Ông Hoàng Văn Đức - Giám đốc CDC tỉnh TT-Huế thừa nhận, trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát, đơn vị này có mua kit xét nghiệm từ Công ty Việt Á. Tuy nhiên, ông Đức không nhớ rõ về số lượng đơn hàng cũng như tổng chi phí các gói thầu.

“Khi tình hình dịch cấp bách, thông qua Công ty cổ phần Thiết bị Y tế và dược phẩm TT-Huế (theo ông Đức đây là công ty con của Công ty Việt Á), chúng tôi được cho mượn một máy xét nghiệm Covid-19 và một lượng kít xét nghiệm.

Sau khi tỉnh đồng ý chủ trương mua máy xét nghiệm mới, chúng tôi trả máy xét nghiệm cho Công ty Việt Á và thực hiện một số hợp đồng mua kít xét nghiệm bằng cả hình thức đấu thầu, chỉ định thầu tùy vào từng giai đoạn chống dịch.

Số lượng các kít xét nghiệm đã mua từ Việt Á và tổng kinh phí, hiện tôi không nhớ nhưng các hồ sơ, giấy tờ liên quan đều thể hiện rõ”, ông Đức cho biết.

Cũng theo Giám đốc CDC tỉnh TT-Huế, việc mua sắm trang thiết bị y tế được thực hiện theo kế hoạch hàng năm và chịu sự giám sát, kiểm tra chặt chẽ của các cơ quan chức năng địa phương.

“Ngay cả việc đơn vị hợp đồng với Công ty Việt Á để mua sắm trang thiết bị chống dịch cũng được triển khai minh bạch, không sai quy định”, ông Đức nhấn mạnh.

Sáng 20/12, Giám đốc CDC Quảng Nam Trần Văn Kiệm cho biết, CDC tỉnh này không mua các sản phẩm y tế của công ty Việt Á.

“CDC Quảng Nam không mua sản phẩm y tế gì liên quan đến công ty Việt Á, chủ yếu các nhà tài trợ, các doanh nghiệp tài trợ như và Bộ Y tế cấp cho tỉnh”, ông Kiệm nói.

Theo ông Kiệm, Việt Á có cho Quảng Nam mượn 3 máy xét nghiệm vào tháng 7/2020 nhưng đến bây giờ đã trả lại cho công ty.

CDC Quảng Ngãi mua hơn 5 tỉ đồng kit test của Việt Á

Sáng 20/12, Giám đốc CDC Quảng Ngãi Hồ Minh Nên cho hay, đơn vị này có mua 3 đợt kit test tại Công ty Việt Á với tổng giá trị hơn 5 tỉ đồng.

"3 đợt mua này được mua vào tháng 7 và tháng 8/2021, giá thấp nhất là 367.000 đồng/bộ và cao nhất 509.000 đồng/bộ", ông Nên thông tin.

Ông Nên thông tin thêm, trong năm 2020, công ty này có cho Bệnh viện TP Quảng Ngãi mượn 1 máy chạy mẫu xét nghiệm và tặng 1.000 bộ kit test.

"Khi dùng hết kit test tặng, chúng tôi liên hệ mua của Công ty Việt Á", ông Nên thông tin.

Cũng theo ông Nên, thời điểm đơn vị này mua Quảng Ngãi bùng phát dịch mạnh, nhu cầu xét nghiệm lớn, cùng với đó không biết đơn vị nào bán nên đã tìm thông tin trên cổng thông tin của Bộ Y tế để tham mưu.

“CDC Quảng Ngãi chỉ mua của Việt Á 3 đợt, những đợt mua kit test Sao Thái Dương của Công ty cổ phần giải pháp y tế và khoa học Suran do Viện Pasteur Nha Trang giới thiệu. Mỗi bộ với giá 300.000 đồng/bộ.

Sau đó, đơn vị được giới thiệu một nơi rẻ hơn là Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Medivision với giá 227.000 đồng/bộ nên đã mua ở đây”, ông Nên cho hay.

Quang Thành - Công Sáng

Cách móc nối giữa Việt Á và CDC Hải Dương để đút túi riêng hàng chục tỷ đồng

Cách móc nối giữa Việt Á và CDC Hải Dương để đút túi riêng hàng chục tỷ đồng

Công ty Việt Á bán kít xét nghiệm Covid -19 cho CDC Hải Dương thông qua 5 hợp đồng, giá trị 151 tỷ đồng. Phan Quốc Việt đã chi tiền ngoài hợp đồng cho lãnh đạo CDC Hải Dương gần 30 tỷ đồng.