XEM CLIP:

Lạc quan giữa "tâm dịch"

Khoa C4, Viện Tim mạch, BV Bạch Mai là nơi ghi nhận bệnh nhân số 86 dương tính với Covid-19. Gần 100 bác sỹ, điều dưỡng, bệnh nhân và người nhà đang được cách ly tại khoa C9. 

Bác sỹ Nguyễn Quốc Thái, Trưởng khoa C4 cho biết, vì điều kiện khu cách ly chật hẹp, nhiều cán bộ y tế thường dùng cầu thang lên xuống để chạy bộ sau mỗi ca làm việc. 

{keywords}
Cán bộ y tế ở khoa C4 dùng bình cứu hỏa để tập tạ. Ảnh: Phạm Công

 

{keywords}
Điệu nhảy aerobic trong khu cách ly khoa C4. Ảnh: Phạm Công

"Cứ khoảng 5h chiều, cán bộ, nhân viên trong khoa chia thành các tốp nhỏ để tập thể dục. Vì trong khu cách ly nên một số dụng cụ còn thiếu, chúng tôi đành trưng dụng các vật dụng để tập luyện, kể cả bình cứu hỏa cũng được dùng để tập tạ", bác sỹ Nguyễn Quốc Thái cười sảng khoái.

Chị Dương Thị Dự (SN 1983, điều dưỡng tại khoa C4, Viện Tim mạch) kể, lúc nhận tin cách ly, chị đang ở viện và không đem theo đồ dùng cá nhân nào nên một số sinh hoạt bị đảo lộn. Nhưng sau 2 ngày, chị dần quen và lạc quan hơn. Sau giờ làm, chị và một số đồng nghiệp cùng nhau tập thể dục, chị đi bộ dọc hai đầu hành lang, nhiều người khác mở nhạc để nhảy aerobic.

{keywords}
Một trận cầu "nảy lửa" bên trong khu cách ly BV Bạch Mai. Ảnh: Đoàn Bổng
{keywords}
Cán bộ Bạch Mai khá nổi tiếng trong ngành ở một số môn thể thao, đặc biệt là cầu lông. Ảnh: Đoàn Bổng

Một số bác sỹ nam thì tập tạ bằng những vật nặng có trong khoa điều trị như bình cứu hoả, hoặc tự chế tạ bằng bình nước.

Người nhà bệnh nhân thấy vậy cũng ra "góp vui", tập những bài thể dục tay chân, tiếng nói cười rôm rả cả khu cách ly.

Xích lại gần nhau 

Khác với suy nghĩ về 1 khu cách ly "ảm đạm", bên ngoài khu cách ly C4, Viện Tim mạch, những khoảng sân trống được cán bộ y tế tận dụng, đứng thành vòng tròn, cách nhau 2m để đá cầu. Lối đi nội bộ trở thành những đường chạy thể dục mỗi chiều. Không khí vui vẻ có lúc khiến mọi người ở đây quên rằng "bệnh viện đang bị cách ly chống dịch". 

Còn ở khoảng sân rộng trước C8, đơn vị phẫu thuật, BV Bạch Mai luôn đầy ắp tiếng hò reo vào mỗi buổi chiều vì những trận cầu sôi nổi. Hơn 2 năm làm bảo vệ ở BV Bạch Mai, chị Đỗ Thị Hạnh (36 tuổi) chưa từng thấy khung cảnh này bao giờ. Trước đây lượng người tới khám hàng ngày quá đông, còn nay nhịp sống trong viện trở nên chậm rãi hơn.

{keywords}
Đá cầu ở khu vực sân khoa C8, Viện Tim mạch. Ảnh: Đoàn Bổng
{keywords}
Bác sỹ Lương Mạnh Tường đá cầu cùng đồng nghiệp. Ảnh: Đoàn Bổng

Tự nguyện viết đơn xin vào khu cách ly, anh Lương Mạnh Tường (SN 1983, phòng C8, đơn vị phẫu thuật tim mạch, BV Bạch Mai) chia sẻ, khoa điều trị nơi anh làm việc có rất nhiều bệnh nhân cần hỗ trợ điều trị bằng máy móc, nếu thiếu nhân viên y tế, bệnh nhân có thể gặp nguy hiểm.

Anh Tường làm việc tại BV Bạch Mai được 11 năm, từ khi tình nguyện vào khu cách ly hôm 28/3, thói quen hàng ngày của anh được thay đổi linh hoạt hơn.

Anh kể, thường ngày cả nhà quây quần ăn tối, rồi hai vợ chồng hướng dẫn 2 con học. Khi dịch Covid-19 bùng phát, mọi sinh hoạt ở nhà do vợ đảm nhiệm, anh Tường chỉ có thể gọi điện video về hỏi thăm sức khoẻ gia đình, dặn dò các con.

{keywords}
Nhịp sống sôi động, người đá cầu, người chạy bộ mỗi chiều về ở Bạch Mai. Ảnh: Đoàn Bổng
{keywords}
Ảnh: Đoàn Bổng

“Sáng tôi dậy sớm để chạy bộ, đánh cầu lông, chiều tối nếu rảnh thì đá cầu, tập tạ cùng mọi người, chúng tôi có thời gian hỏi han, động viên nhau đoàn kết chống dịch, qua đợt dịch chúng tôi có cơ hội xích lại gần nhau hơn”, anh Tường lạc quan nói.

Lưu{keywords}
Ảnh: Phạm Công
Ca bệnh đầu tiên vào Bạch Mai sau cách ly được cứu sống trong gang tấc

Ca bệnh đầu tiên vào Bạch Mai sau cách ly được cứu sống trong gang tấc

 Trưởng khoa Cấp cứu BV Bạch Mai Nguyễn Văn Chi cho hay, đây là ca bệnh đầu tiên từ bên ngoài chuyển đến sau khi Bộ Y tế cho phép BV được tiếp nhận bệnh nhân nặng. 

Đoàn Bổng - Phạm Công