{keywords}

  

{keywords}

 

Tại TP.HCM, ngày 27/9, Chủ tịch UBND quận Gò Vấp Nguyễn Trí Dũng cho biết, quận đã đạt 6/6 tiêu chí kiểm soát dịch Covid-19.

Quận Gò Vấp là địa phương đầu tiên thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 từ ngày 31/5, đây cũng là thời điểm toàn TP.HCM thực hiện Chỉ thị 15.

Tuy nhiên, chỉ 2 tuần sau, trước sự lây nhiễm nhanh của biến chủng Delta, toàn TP.HCM phải áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 16. Tiếp nữa là những tuần, tháng thực hiện Chỉ thị 16 và một số biện pháp tăng cường.

Việc thực hiện Chỉ thị 16 với TP.HCM là một quyết định khó khăn nhưng được khẳng định là rất cần thiết và phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh lúc đó để bảo đảm sức khoẻ cho nhân dân và vì sự phát triển lâu dài của TP. 

{keywords}

 

Trong đợt bùng phát dịch với biến chủng Delta lây lan nhanh, TP.HCM đã gặp không ít khó khăn bởi nơi đây là trung tâm giao thương rất lớn, với những đặc điểm kinh tế, xã hội, dân cư… rất đặc thù và mối liên hệ chặt chẽ về mọi mặt với các địa phương lân cận.  

Những đánh giá của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 cũng cho thấy, việc phòng chống dịch tại TP.HCM không chỉ đơn thuần cho TP mà còn quyết định thành công của cả nước, nhất là các địa phương lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Long An.

Trong thời điểm TP.HCM thực hiện Chỉ thị 16, quyết định khi đó được khẳng định, chống dịch là ưu tiên số 1, sức khoẻ của nhân dân là quan trọng nhất, là trước hết và trên hết.

{keywords}

 

Đặc biệt, khi TP buộc phải siết chặt giãn cách, đây cũng là lúc cả hệ thống chính trị phải gồng mình thực hiện công tác chăm lo an sinh, chăm sóc y tế với rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, ở mỗi lĩnh vực, TP.HCM luôn nhận được sự hỗ trợ của Trung ương và các lực lượng tuyến đầu như: y tế, quân đội, công an và tình nguyện viên... 

Trong chống dịch, lần đầu tiên Chủ tịch và lãnh đạo TP.HCM sử dụng mạng xã hội để trao đổi, cung cấp thông tin, giải đáp thắc mắc… qua chương trình “Dân hỏi - Thành phố trả lời” bằng hình thức phát trực tiếp (livestream), đã góp phần tuyên truyền, động viên, xử lý nhiều kiến nghị, yêu cầu chính đáng của người dân.

Theo Sở Y tế TP.HCM, sau gần 2 tháng triển khai thí điểm mô hình chăm sóc và theo dõi sức khỏe tại nhà đối với F0 đã cho thấy những hiệu quả thiết thực. 

{keywords}

 

Tại hội nghị Thành ủy về sơ kết công tác phòng, chống dịch Covid-19, Bí thư Nguyễn Văn Nên cho biết, đại dịch Covid-19 “chưa từng có tiền lệ, nó bắt chúng ta phải ứng phó, nên vừa làm, vừa rút kinh nghiệm”.  

Ông Nên cho rằng, trước diễn biến phức tạp của dịch, không thể tránh khỏi những bị động, lúng túng, hạn chế, khuyết điểm cả trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, tổ chức thực hiện. Việc giãn cách của người dân có lúc có nơi không nghiêm, làm ảnh hưởng đến hiệu quả phòng, chống dịch.

Tuy nhiên, từ thực tế, trải qua thời gian vừa làm, vừa rút kinh nghiệm vừa qua, Bí thư Nguyễn Văn Nên khẳng định, đến nay, công tác phòng, chống dịch và hỗ trợ dân phần nào bài bản, hiệu quả hơn.

Tại Hà Nội, ngày 24/7, TP quyết định thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. 

Các biện pháp chống dịch được TP đưa ra và thực hiện xuyên suốt qua 4 đợt giãn cách như đóng cửa đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ, trừ siêu thị, chợ, cơ sở khám chữa bệnh...; tạm dừng vận tải hành khách đường bộ bằng ô tô, đường thủy…

Đồng thời, TP thực hiện theo nguyên tắc ngăn chặn, phát hiện, cách ly/khoanh vùng, dập dịch và điều trị tích cực.

Hà Nội đã chú trọng chuyển từ “phòng ngự” sang “tấn công” với sự chủ động được đẩy mạnh ở các cấp chính quyền từ TP tới cơ sở. Trong đó, nhiều ý kiến ghi nhận, Hà Nội không chỉ bám sát tình hình, dự báo chính xác mà còn đưa ra giải pháp kịp thời, phù hợp.

Nếu như giãn cách xã hội được xem là “thời gian vàng” để bóc tách F0 thì chiến dịch xét nghiệm diện rộng, bao phủ tiêm chủng là “chìa khóa” để truy vết, khoanh vùng triệt để ca bệnh và là “vũ khí” hữu hiệu để chống lại Covid-19. 

{keywords}

 

Đặc biệt, với sự hỗ trợ của lực lượng y tế tại 12 tỉnh, TP, Hà Nội đã triển khai những đợt xét nghiệm diện rộng, tiêm vắc xin với công suất lên tới 500.000 - 600.000 mũi/ngày. 

Tuy nhiên, có thời điểm ở Hà Nội đã có những ổ dịch bùng phát với số ca mắc tăng nhanh, trong khi việc phong tỏa còn có những bất cập, còn tình trạng “chặt ngoài lỏng trong”.

Ngoài ra, trong triển khai kiểm soát việc người dân ra đường, thực hiện cấp giấy đi đường cũng phát sinh bất cập; nhiều ý kiến phàn nàn về việc thiếu ứng dụng CNTT, vẫn thủ công.

Với nỗ lực của cả hệ thống chính trị và người dân, đến những ngày cuối tháng 9/2021, sau gần 2 tháng giãn cách, Hà Nội đã cho phép mở lại hàng loạt cơ sở kinh doanh dịch vụ, cho tập thể dục, thể thao ngoài trời…

{keywords}

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho rằng, chưa bao giờ trong lịch sử loài người mà cả thế giới cùng giải một “bài toán”. Vì thế, trong phòng chống dịch cũng chưa có nhiều kinh nghiệm. 

Tuy nhiên, ông Phong khẳng định, quan điểm xuyên suốt của Hà Nội từ đầu đến cuối, đó là vừa làm vừa rút kinh nghiệm trên tinh thần không cầu toàn, cầu thị, sẵn sàng lắng nghe để có điều chỉnh cho phù hợp.

Theo Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng, TP vừa trải qua 4 đợt giãn cách xã hội, đến nay cơ bản kiểm soát tốt tình hình. TP đã hoàn thành các nhiệm vụ quan trọng, bước đầu phòng, chống dịch có hiệu quả, vừa tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; duy trì được chuỗi liên kết sản xuất trong bối cảnh dịch bệnh.

TP đã chủ động, kịp thời, kiên định, kiên trì và bình tĩnh trong mọi tình huống để có các chủ trương, giải pháp trúng, đúng với tinh thần quyết liệt nhưng không cầu toàn.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả, Bí thư Hà Nội cũng cho rằng, phải thẳng thắn nhìn nhận còn nhiều hạn chế, tồn tại cần khắc phục. Vì vậy, vừa làm vừa điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn, với mục tiêu bảo vệ sức khỏe, đời sống nhân dân là trên hết, trước hết. 

Tại Bình Dương, sau hơn 4 tháng quyết liệt chống dịch, tình hình đã cơ bản được kiểm soát, đưa địa phương trở lại trạng thái bình thường mới.

Tính từ đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4) đến nay, Bình Dương ghi nhận hơn 204.000 ca Covid-19, trong đó hơn 172.000 bệnh nhân xuất viện, số ca tử vong gần 1.900 người.

Dù số ca mắc chiếm gần 8% dân số, nhưng hiện nay tỉnh cơ bản kiểm soát được, số ca xuất viện trong ngày nhiều hơn mắc mới; ca tử vong giảm đáng kể trong thời gian gần đây.

Để kiềm chế và kiểm soát, tỉnh đã huy động tổng lực các lực lượng, cùng với sự hỗ trợ của các tỉnh, thành trên cả nước về nhân lực và trang thiết bị phục vụ công tác chống dịch. 

Bình Dương hiện có 6 huyện, thị xã, TP được công bố là "vùng xanh". Cùng với việc nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội, địa phương này đã đưa ra kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế từ cuối tháng 9. 

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi cho biết, đã yêu cầu các đơn vị, địa phương thực hiện đồng loạt nhiều giải pháp, trong đó tập trung thực hiện xét nghiệm trong 5 ngày (từ 23 đến 27/9), phải bóc tách hết F0 trong cộng đồng; không để tình trạng F0 xuất hiện rải rác, quyết tâm đến ngày 30/9 sẽ "xanh hóa" toàn bộ các địa phương trong tỉnh.

Tại Đồng Nai, theo báo cáo của Sở Y tế, đến thời điểm này toàn tỉnh có hơn 46.000 ca mắc Covid-19, trong đó một nửa bệnh nhân khỏi bệnh được xuất viện. Những ngày gần đây, số ca có xu hướng giảm, chủ yếu xuất hiện ở các khu vực “vùng đỏ”, đã được phong tỏa, khoanh vùng trước đó.

{keywords}

 

Ngành y tế Đồng Nai đã tiêm hơn 1,8 triệu liều vắc xin phòng Covid-19, tỷ lệ đạt gần 78% cho đối tượng trên 18 tuổi.

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh cho biết, tỉnh xét nghiệm diện rộng và thần tốc tại các “vùng đỏ” và “vùng cam” với phương châm làm dứt điểm, ai ở đâu thì ở đó, không giao lưu qua lại để sàng lọc hiệu quả.

Về hoạt động của doanh nghiệp, ông Lĩnh yêu cầu UBND tỉnh tiếp tục xem xét tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp phục hồi sản xuất, củng cố tổ hỗ trợ, giúp xây dựng kế hoạch và phê duyệt kế hoạch phục hồi sản xuất. 

Mục tiêu hiện tại của tỉnh là mở dần "vùng xanh" để phát triển kinh tế; có thể xuất hiện F0 nhưng khi đó bình tĩnh quản lý, xử lý kịp thời, chủ động. 

Người đứng đầu tỉnh Đồng Nai cho rằng, nếu sợ rủi ro mà đóng cửa hết thì kinh tế không phát triển được, người dân cũng không phát triển được. Do đó không được cứng nhắc, khóa chặt mà phải có biện pháp quản lý rủi ro hiệu quả.

{keywords}

 

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 nhấn mạnh như trên khi chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo, kết nối trực tuyến tới 63 tỉnh, thành phố, 705 quận, huyện, thị xã, 10.400 xã, phường, thị trấn, sáng 25/9.

Theo Thủ tướng, sau gần 2 năm chống dịch, chúng ta đã hiểu hơn về virus, có nhiều kinh nghiệm hơn. Các ý kiến tại cuộc họp cơ bản đồng tình với các báo cáo, đặc biệt là dự thảo hướng dẫn tạm thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả với Covid-19, bổ sung một số ý kiến từ kinh nghiệm thực tiễn.

Qua cuộc họp, Ban Chỉ đạo và các địa phương thống nhất quan điểm chuyển trạng thái từ mục tiêu “không có Covid” sang thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19 để thực hiện vừa phòng chống dịch có hiệu quả, vừa khôi phục và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

{keywords}

 

Thủ tướng ghi nhận, biểu dương sự nỗ lực cố gắng hết mình của các địa phương như TP.HCM, Hà Nội, các tỉnh vùng ĐBSCL, Đông Nam Bộ…, lực lượng tuyến đầu, các bộ ngành, Tiểu ban thuộc Ban Chỉ đạo, Tổ công tác đặc biệt, tổ Covid-19 cộng đồng, các lực lượng, cá nhân tình nguyện, cùng sự vào cuộc của nhân dân, doanh nghiệp và cả hệ thống chính trị, chúng ta đã đạt kết quả nhất định trong phòng, chống dịch. 

Đồng thời, ông cảm ơn sự ủng hộ, vào cuộc rất tích cực, nhanh chóng của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong việc giải quyết các đề xuất của Chính phủ theo tinh thần Nghị quyết 30 của Quốc hội và chỉ đạo của Bộ Chính trị.

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng nêu rõ, công tác tổ chức thực hiện ở một số địa phương vẫn là khâu còn yếu, chưa đồng đều. Nhiều địa phương thực hiện tốt, có hiệu quả, nhưng có nơi lúng túng, chưa được như mong muốn, hiệu quả chưa cao. 

Một số địa phương chưa quán triệt tinh thần chỉ đạo trong các công điện, quy định, hướng dẫn của Trung ương, nên hiệu quả có lúc có nơi chưa cao, ví dụ tốc độ xét nghiệm vẫn chậm hơn tốc độ lây lan của dịch. Công tác an sinh xã hội nhiều nơi làm tốt, nhưng nhiều nơi làm chưa tốt. Bộ LĐ-TB&XH cần chủ trì tăng cường giám sát, kiểm tra công tác này. Việc chuẩn bị “4 tại chỗ” cần cố gắng hơn nữa.

Thủ tướng đúc rút một số bài học kinh nghiệm: 

Thứ nhất, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác khi chưa có dịch hoặc khi mới kiểm soát được tình hình. Đồng thời, hết sức tránh khuynh hướng khi có dịch lại hoảng hốt, mất bình tĩnh, mất bản lĩnh, thực hiện các biện pháp cực đoan.

Thứ hai, lãnh đạo, chỉ đạo phải tập trung, thống nhất; các nguyên tắc cơ bản, các biện pháp chống dịch đã được đúc rút, thực hiện có hiệu quả thì phải kiên trì thực hiện nhất quán. Đồng thời, tổ chức thực hiện linh hoạt phù hợp với từng địa bàn, từng cấp, từng đối tượng, kết hợp hài hòa giữa cái chung và cái riêng, giữa tổng thể và cụ thể, giữa bao quát và đặc thù.

{keywords}

 

Thứ ba, phải xét nghiệm tầm soát tại các địa bàn có nguy cơ cao theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Các tỉnh Hà Nam, Kiên Giang, TP. Đà Nẵng vừa qua đã phát hiện ra ca mắc nhờ xét nghiệm tầm soát, từ đó khoanh vùng, dập dịch ở phạm vi nhỏ nhất có thể, tới từng hộ gia đình, từng thôn, ấp, khu dân cư, xét nghiệm thần tốc diện rộng theo địa bàn, đối tượng nguy cơ. Tinh thần là phòng dịch tốt thì không phải chống dịch, một đồng phòng dịch hiệu quả thì không mất hàng triệu đồng chống dịch và nhiều mất mát khác, nhất là về tinh thần, sức khỏe, tính mạng người dân.

Thứ tư, việc phân cấp tổ chức thực hiện xuống tận cơ sở, lấy xã phường là pháo đài, người dân là chiến sĩ, ý thức của người dân là hết sức quan trọng. Chiến thắng dịch bệnh là chiến thắng của người dân, tích cực tham thực hiện các biện pháp phòng chống dịch vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ, vừa là trách nhiệm của mỗi người dân.

Về tình hình, nhiệm vụ thời gian tới, căn cứ hướng dẫn tạm thời của Bộ Y tế, khoảng ngày 30/9, các địa phương tùy tình hình cụ thể để quyết định địa bàn nào được nới lỏng giãn cách và tiếp tục kiểm soát dịch có hiệu quả. Những nơi nào an toàn, đã kiểm soát được dịch bệnh thì phải vừa tiếp tục kiểm soát an toàn, vừa khôi phục và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. 

Thủ tướng lưu ý, các quy định, hướng dẫn, tiêu chí của Trung ương không thể phủ kín được thực tiễn, do đó, các địa phương phải đánh giá tình hình thực tế trên cơ sở các nguyên lý chung, phát huy tính năng động, sáng tạo và dựa vào kinh nghiệm có được trong thời gian qua.

Người đứng đầu Chính phủ nhắc lại và tiếp tục nhấn mạnh các nguyên tắc cơ bản để thích ứng với tình hình mới: Y tế là trụ cột, là trung tâm; kinh tế là cơ sở, là nền tảng; dữ liệu khoa học, công nghệ là then chốt; bảo đảm an sinh, ổn định chính trị-xã hội là trọng yếu và thường xuyên; ý thức người dân, vắc xin, thuốc chữa bệnh là điều kiện tiên quyết; tranh thủ tối đa, coi việc thích ứng với dịch Covid-19 là động lực để phấn đấu vươn lên và thay đổi, thúc đẩy một số công việc mà lâu nay chúng ta đã làm song gặp khó khăn như chuyển đổi số, nâng cao năng lực cấp cơ sở…

{keywords}

 

 

{keywords}

Nhóm PV - Thiết kế: Phạm Thị Luyện 

Thủ tướng: Công nhận 'hộ chiếu vắc xin' là đặc biệt cần thiết

Thủ tướng: Công nhận 'hộ chiếu vắc xin' là đặc biệt cần thiết

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc công nhận "hộ chiếu vắc xin”.