- TS Hoàng Ngọc Vinh (nguyên Vụ trưởng Vụ GDCN, Bộ GD-ĐT) cho rằng, cải cách hành chính chưa được cải thiện nhiều mà nguyên nhân chủ yếu là năng lực hạn chế của đội ngũ công chức.
Chương trình cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ gồm 7 nhiệm vụ chính, trong đó tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ công chức, viên chức là một trong số những nhiệm vụ đó.
Tuy nhiên, kết quả CCHC trên một số bình diện chưa được cải thiện nhiều mà nguyên nhân chủ yếu là năng lực hạn chế của đội ngũ công chức.
Lúng túng khi xây dựng chính sách
Một minh chứng cho nhận định này là không ít bộ ngành và địa phương lúng túng khi xây dựng chính sách, chiến lược khi ban hành ra tính khả thi thấp, khiến chưa dùng đã cũ.
Nhiều hội thảo, họp hành liên miên nhưng kinh phí chi ra mà kết quả thì không thật rõ ràng...
Ảnh: VietNamNet |
Một thực trạng phổ biến là năng suất và hiệu quả thực thi nhiệm vụ của đội ngũ công chức còn thấp khiến số biên chế lớn nhưng số người có năng lực làm việc thật sự rất hạn chế. Một cơ quan hành chính chừng 20 người có lẽ chỉ khoảng 30% số đó làm được việc tức có thể soạn thảo các công văn theo đúng thể thức, văn phong chặt chẽ, đúng quy phạm pháp luật...
Nhưng để soạn thảo các văn bản chính sách và góp ý phản biện chính sách có chất lượng con số này chắc không quá 15%. Hiện tượng sáng cắp ô đi chiều cắp ô về chiếm tỷ lệ cao như người đứng đầu Chính phủ từng nói.
Chất lượng và hiệu quả làm việc của từng công chức phụ thuộc nhiều yếu tố trong đó có cả yếu tố tiêu chuẩn năng lực đội ngũ, đào tạo, tuyển dụng, bồi dưỡng, quản lý sử dụng và đãi ngộ.
Tuy nhiên, công tác đào tạo và bồi dưỡng có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao năng lực phẩm chất của đội ngũ công chức.
Hạn chế trong công tác đào tạo và bồi dưỡng công chức từ nhiều năm nay liên quan đến những yếu kém trong thiết kế tiêu chuẩn năng lực (kiến thức kỹ năng và thái độ cùng các phẩm chất khác) theo vị trí việc làm, thiết kế chương trình, tổ chức thực hiện và kèm theo các chính sách khác.
Hiện tại chúng ta vẫn chưa có tiêu chuẩn năng lực công chức được thiết kế một cách khoa học đúng bài bản, mà còn chung chung, thiếu kỳ vọng tiêu chuẩn ở đầu ra các khóa đào tạo cụ thể là gì, làm sao có thể đo lường đánh giá được cũng như để thiết kế nội dung, phương pháp đào tạo bồi dưỡng cho sát thực.
Ví dụ, tại Thông tư số 11/2014/TT-BNV và sau này được sửa đổi bổ sung bằng Thông tư số 05/2017/TT-BNV đề cập đến tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của chuyên viên cao cấp (CVCC) và chuyên viên chính (CVC) đều sử dụng từ "nắm vững" là tối kỵ trong sư phạm khi xác lập các tiêu chuẩn do không đo lường được thế nào là "nắm vững".
Mới đây Nghị định số 101/2017/NĐ-CP quy định khá cụ thể về đào tao, bồi dưỡng công chức, viên chức nhưng nghiên cứu toàn bộ vẫn thấy nội dung và phương pháp chủ yếu là "nhồi" kiến thức lý thuyết mà không giúp nhiều hình thành năng lực của công chức tức phải nhấn mạnh đào tạo thực hành.
XEM THÊM: |
Những vấn đề về liên thông chưa được đặt ra đối với đào tạo bồi dưỡng các chương trình CVC lên CVCC, cũng như từ vị trí chức danh này lên vị trí chức danh khác rất dễ dẫn đến sự trùng lắp lại nội dung kiến thức, kỹ năng, học đi học lại khiến hiệu quả đào tạo bồi dưỡng không cao.
Con người là then chốt
Hầu hết đội ngũ công chức tốt nghiệp từ các lĩnh vực rất khác nhau và đã trải nghiệm ít nhiều trong quá trình làm việc, vì thế yêu cầu thiết kế chương trình, tổ chức đào tạo và đánh giá rất cần áp dụng nguyên lý học tập ở người trưởng thành.
Năng lực của đội ngũ công chức mặc dù đã qua các lớp bồi dưỡng cho thấy chương trình mang nặng tính lý thuyết áp dụng từ nhiều năm qua đã kém hiệu quả.
Vấn đề xác định nhu cầu kỹ năng thực sự cần thiết đối với đội ngũ công chức nước ta hiện nay.
Theo kinh nghiệm từ các quốc gia châu Âu, bộ máy hành chính rất chú ý đến tiêu chuẩn năng lực để hoàn thành nhiệm của đội ngũ công chức có đến 10 lĩnh vực năng lực và trên 20 tiêu chuẩn, trong đó nhấn mạnh đến đạo đức công vụ chiếm ưu tiên hàng đầu, sau đến các tiêu chuẩn khác như tư duy chiến lược, giao tiếp, hợp tác làm việc, giải quyết vấn đề, tính chuyên nghiệp, năng lực tự học...
Để xử lý những hạn chế trong quá trình tổ chức đào tạo bồi dưỡng, thiết nghĩ quá trình này phải gắn với việc quản lý nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực công, từ việc xây dựng tiêu chuẩn năng lực cốt lõi, năng lực chung cho công chức và những năng lực đặc trưng ở mỗi vị trí công tác.
Có tiêu chuẩn năng lực cốt lõi - tức là năng lực mà mọi công chức phải có như là nền tảng để phát triển trên đó, thì chương trình khác xây đắp trên đó sẽ không bị trùng lắp lãng phí....
Do đó, để hiện đại hóa nền hành chính nước nhà, cần xây dựng chiến lược tổng thể về đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức viên chức một cách hiệu quả nhất.
Bởi con người trong bộ máy luôn là vấn đề then chốt của mọi đổi mới hay cải cách, việc đào tạo bồi dưỡng bài bản sẽ giúp cho mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ công chức sớm đạt được yêu cầu mà Đảng và Chính phủ đặt ra.
Cải cách bộ máy: Mấy chục năm vẫn loay hoay
Mấy chục năm qua, chúng ta vẫn loay hoay với sắp xếp tổ chức bộ máy, nhập bộ này, tách bộ kia, bao nhiêu bộ là vừa.
Thẻ Đảng, thẻ nhà báo không được làm thủ tục hàng không: Lỗi đánh máy
Việc quy định thẻ đảng viên, thẻ nhà báo, giấy phép lái xe không được làm thủ tục lên máy bay là do thiếu sót trong công tác đánh máy dự thảo.
Thẻ Đảng, thẻ nhà báo không được làm thủ tục hàng không: Cục, Vụ đổ lỗi
Bộ GTVT sẽ kiểm điểm tổ chức, cá nhân để sai sót trong việc soạn thảo thông tư 45.
Sổ đỏ ghi tên cả gia đình: Bộ TN&MT rút kinh nghiệm cách diễn đạt
Thứ trưởng TN&MT Nguyễn Thị Phương Hoa cho rằng, cách diễn đạt trong thông tư 33 "bên ngoài có thể chưa hiểu đúng ý", do đó, Bộ sẽ rút kinh nghiệm.
Ghi tên cả nhà vào sổ đỏ: Gây hiểu nhầm vì quy định không rõ
Liên quan đến quy định ghi tên cả nhà vào sổ đỏ, Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà nhìn nhận, thông tư 33 quy định không rõ, dẫn đến cách hiểu khác nhau.
TS. Hoàng Ngọc Vinh