Dập triệt để các ổ dịch sớm nhất

Đại dịch Covid-19 xuất hiện trở lại trong cộng đồng từ cuối tháng 1 và lây lan nhanh trên diện rộng do biến thể mới của vi-rút. Với tinh thần thần tốc “chống dịch như chống giặc”, các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng, đặc biệt là ngành y tế và các địa phương đã chủ động triển khai kịp thời, quyết liệt, đồng bộ, mạnh mẽ, sáng tạo, hiệu quả.

Đến nay, dịch bệnh tại hầu hết các địa phương đã nhanh chóng được phát hiện, khoanh vùng và cơ bản được kiểm soát, trừ tỉnh Hải Dương vẫn còn nhiều ca nhiễm mới.

Thủ tướng ghi nhận, đánh giá rất cao và biểu dương Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch (BCĐ), các bộ, cơ quan, địa phương, các lực lượng chức năng đã tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ trong dịp Tết.

{keywords}
Hà Nội lấy mẫu xét nghiệm người về từ Hải Dương. Ảnh: Phạm Hải

Để phấn đấu thực hiện thành công toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 đã đề ra, Thủ tướng yêu cầu quán triệt nghiêm túc, tập trung triển khai ngay từ ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết các nhiệm vụ, công việc.

Các bộ, ngành, địa phương quán triệt và kiên định thực hiện “mục tiêu kép”, tuyệt đối không chủ quan với dịch bệnh, chủ động theo dõi, bám sát tình hình, chuẩn bị các kịch bản, tình huống, giải pháp để ứng phó hiệu quả với diễn biến dịch bệnh.

Tập trung khoanh vùng nhanh nhất các ổ dịch, truy vết thần tốc, xác định các ca nghi nhiễm, xét nghiệm trên diện rộng. Quản lý chặt chẽ các khu cách ly, phong tỏa, không để lây nhiễm chéo. Kịp thời tổ chức giãn cách xã hội khi phát hiện ca nhiễm mới với phạm vi phù hợp.

Tăng cường khai báo y tế tại các cơ sở lưu trú, thực hiện nghiêm thông điệp 5K, đặc biệt là bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng; dập triệt để các ổ dịch trong thời gian sớm nhất.

Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương nghiên cứu cách tiếp cận mới, phòng chống dịch phù hợp, khẩn trương thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng về nhập khẩu vắc-xin, đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất vắc-xin trong nước; sớm ban hành quy trình nhập khẩu và tiêm chủng vắc-xin.

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Người đứng đầu Chính phủ lưu ý cần tiếp tục nhất quán mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, quyết liệt hơn nữa cải cách thủ tục hành chính, môi trường đầu tư, kinh doanh.

Bộ KH&ĐT và các bộ, cơ quan liên quan được giao tập trung nghiên cứu, xử lý hài hòa, có hiệu quả các cân đối lớn trong phát triển đất nước để thực hiện kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội...

Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục duy trì ổn định thị trường tiền tệ, thị trường ngoại tệ, thị trường vàng; điều hành lãi suất, tín dụng phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát.. Đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và phát triển các dịch vụ, sản phẩm ngân hàng mới, tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính.

Hỗ trợ doanh nghiệp, người dân và người lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19; kịp thời đề xuất điều chỉnh hoặc ban hành chính sách hỗ trợ mới và kiến nghị bố trí nguồn kinh phí để triển khai có hiệu quả, khả thi.

Tăng cường cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, giảm chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, đồng thời thu hút đầu tư, thúc đẩy mạnh mẽ các ngành công nghiệp, dịch vụ tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Hạn chế tối đa hoặc dừng hoạt động lễ hội

Bộ NN&PTNT tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi đẩy mạnh công tác trồng, bảo vệ và phát triển rừng, triển khai hiệu quả sáng kiến trồng mới 1 tỷ cây xanh. Bảo đảm cung cấp đủ nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp; tăng cường công tác phòng, chống thiên tai, nhất là hạn hán, xâm nhập mặn ở vùng ĐBSCL và dông lốc, mưa đá...

{keywords}
Lãnh đạo TP Hà Nội và Hội LHPN Việt Nam trồng cây tại lễ phát động “Tết trồng cây - phụ nữ vun trồng tương lai”.

Bộ VHTT&DL và các địa phương tăng cường quản lý các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, lễ hội Xuân gắn với an toàn phòng, chống dịch Covid-19. Thủ tướng lưu ý cần hạn chế tối đa hoặc dừng các hoạt động lễ hội, tập trung đông người để giảm thiểu khả năng lây lan dịch bệnh.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp cơ quan liên quan hướng dẫn về việc trở lại trường của học sinh, sinh viên, việc tổ chức học tại trường gắn với phòng, chống dịch Covid-19 và việc chuyển đổi sang hình thức học trực tuyến để bảo đảm chương trình học.

Bộ Công an tiếp tục đấu tranh, trấn áp các loại tội phạm, vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội. Tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, tích cực tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19...

Thành Nam

Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa giữ chức Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương

Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa giữ chức Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương

Bộ Chính trị phân công Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam giữ chức Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.