- Nói về tình trạng chậm cổ phần hóa, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ rõ, đâu đó còn tâm lý thận trọng, chờ đợi, e ngại một số vụ việc trước đây bị thanh tra, kiểm tra, nên có chuyện đùn đẩy, hỏi ý kiến lên tận Chính phủ.

Sáng nay, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển DN đã chủ trì cuộc họp sơ kết công việc 6 tháng đầu năm.

{keywords}

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ

Theo Phó Thủ tướng, hiện có 2 cái chậm là giải ngân và sắp xếp đổi mới DNNN cũng là 2 điểm trừ trong 6 tháng đầu năm, đề nghị các bộ ngành, tổng công ty, tập đoàn phân tích làm rõ nguyên nhân để tìm giải pháp khắc phục.

TP.HCM chưa cổ phần hóa được DN nào

Phó chủ nhiệm VPCP Lê Mạnh Hà cho biết trong số 137 DNNN cổ phần hóa giai đoạn 2017-2020 thì trong năm nay, cả nước sẽ phải cổ phần hóa 45 DN. Tuy nhiên, theo dự kiến trong năm sẽ hoàn thành cổ phần hóa 40 DN.

Theo ông Hà, tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại DN diễn ra chậm. Đặc biệt, TP.HCM chậm nhất khi chưa có DN nào được cổ phần hóa.

Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm giải thích, trong 39 DNNN phải cổ phần hóa, đa phần là các công ty công ích (26 công ty, còn lại là 13 công ty mẹ), bị chậm thực hiện vì đang xin ý kiến Ban Thường vụ Thành ủy phê duyệt phương án cổ phần hóa và sẽ thực hiện xong trong năm 2018.

{keywords}

Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm

Ông cũng cho rằng cần thận trọng trong cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước bởi nếu “tung” ra ồ ạt thì thị trường cũng không thể “tiêu hóa” nổi một lượng lớn tài sản của nhà nước.

Theo Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Doãn Toản, cuối năm nay sẽ hoàn thành cổ phần hóa tổng công ty Thương mại Hà Nội Hapro có giá trị vốn nhà nước là 2.200 tỷ đồng. Một số công ty khác có thể phải gối sang năm 2018 vì “vướng” định giá, chờ hướng dẫn của các bộ.

“Hiện nay đang có tư tưởng chờ sửa đổi nghị định số 59 của Chính phủ về chuyển DN 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần để các đơn vị thực hiện cho đỡ rắc rối nên tiến độ chậm”, ông Doãn giải thích.

Đồng tiền đi liền khúc ruột, quản lý sẽ tốt lên

Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho hay, hiện có 2 DN 100% vốn nhà nước gặp khó trong cổ phần hóa là tổng công ty Giấy VN và tổng công ty Thuốc lá VN.

Đối với tổng công ty Giấy VN chưa phê duyệt phương án cổ phần hóa vì chưa hoàn tất thủ tục chào bán nhà máy bột giấy Phương Nam (thuộc 12 dự án thua lỗ, “đắp chiếu” nhiều năm qua). Còn tổng công ty Thuốc lá sẽ hoàn thành xác định giá trị DN vào tháng 10/2017 và cố gắng cổ phần hóa luôn trong năm nay.

“Tôi nghĩ còn thiếu nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi để khuyến khích người lao động, đặc biệt là lao động chuyên môn tay nghề cao mua cổ phần để gắn bó với DN sau cổ phần hóa. Hiện nay nhiều DN bán xong, chúng ta hoàn thành cổ phần hóa nhưng giống như giải tán DN”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

{keywords}
Ảnh: Thành Chung

Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu nêu tư tưởng nhiều nơi đang chờ thành lập cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước. Cũng có tình trạng chậm do văn bản nhưng không phải nguyên nhân chính.

Ông đề nghị dù có thành lập cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước thì tốt nhất vẫn là cổ phần hóa. Bởi không ai trăm tay nghìn mắt quản lý được, khi đã cổ phần hóa có 35% vốn từ ngoài vào là đồng tiền đi liền khúc ruột, quản lý sẽ tốt lên.

Sợ sai phạm nên đùn đẩy

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh: “Làm chậm mà chắc, làm đến đâu tốt đến đó, đảm bảo lợi ích cao nhất của đất nước. Làm nhanh mà làm ẩu, sai phạm là rất đáng phê phán”.

Theo Phó Thủ tướng, hiệu quả hoạt động của khối DNNN chưa tương xứng với nguồn lực được nắm giữ, năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp. Một số tập đoàn, tổng công ty, DN, dự án hoạt động kém, thua lỗ, cơ chế quản trị chưa đáp ứng được tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế.

Phó Thủ tướng cho rằng nguyên nhân của hạn chế chính là nhiều nơi chưa thật quyết liệt. 

“Đâu đó còn tâm ý thận trọng, chờ đợi, e ngại một số vụ việc trước đây bị thanh tra, kiểm tra nên có nơi ngại không muốn làm, sợ sai phạm nên có chuyện đùn đẩy, hỏi ý kiến lên tận Chính phủ. Trong khi thẩm quyền của bộ, địa phương nhưng không dám quyết, đưa lên Chính phủ hỏi ý kiến cho an toàn, nhưng Chính phủ quyết lại không đúng luật”, Phó Thủ tướng lưu ý.

Ông yêu cầu dứt khoát phải hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn của năm 2017, thậm chí vượt mức số lượng DN cổ phần hóa, thoái vốn và cả chỉ tiêu thu ngân sách từ thoái vốn.

DN quân đội làm kinh tế đơn thuần phải sắp xếp lại

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Bế Xuân Trường cho biết trước đây Bộ có 116 DN, nay còn 88 DN. Đa số DN quân đội chủ yếu là các nhà máy, xí nghiệp thực hiện các nhiệm vụ sửa chửa vũ khí, trang bị, đóng tàu cho nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

Theo kế hoạch, Bộ cổ phần hóa 51 DN, thoái vốn 21, giải thể 7. Đến nay đã làm 31 DN, trong năm nay dự kiến cổ phần hóa thêm 6 DN. Còn đề án giải thể 5 DN hiện đã giải thể 3.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị DN nào thực sự làm nhiệm vụ quốc phòng an ninh thì giữ lại, cái nào kinh tế đơn thuần thì sắp xếp lại.

Quân đội không làm kinh tế đơn thuần nhưng vẫn làm kinh tế quốc phòng

Quân đội không làm kinh tế đơn thuần nhưng vẫn làm kinh tế quốc phòng

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói quân đội không làm kinh tế đơn thuần nhưng vẫn làm kinh tế quốc phòng. 

Minh chứng kết hợp quốc phòng-an ninh với phát triển kinh tế

Minh chứng kết hợp quốc phòng-an ninh với phát triển kinh tế

Bộ trưởng TT&TT cho rằng thực tiễn 70 năm qua, DN quân đội đã thể hiện sự đúng đắn chủ trương kết hợp an ninh - quốc phòng với phát triển kinh tế.

Quân đội làm kinh tế là gánh việc ngay cả DNNN không làm

Quân đội làm kinh tế là gánh việc ngay cả DNNN không làm

Đừng chỉ vì mỗi chuyện sân golf trong sân bay mà hiểu sai..., nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan chia sẻ.

Có do dự, ngại khó cổ phần hóa DNNN?

Có do dự, ngại khó cổ phần hóa DNNN?

Chúng ta có do dự, ngại khó trong việc cổ phần hóa, tái cơ cấu DNNN hay không? - Phó chủ tịch QH Tòng Thị Phóng đặt câu hỏi xung quanh kết quả tái cơ cấu DNNN.

Kiên quyết chống nhóm lợi ích, sân sau của DNNN

Kiên quyết chống nhóm lợi ích, sân sau của DNNN

Trung ương nhấn mạnh kiên quyết đấu tranh việc hình thành “nhóm lợi ích”, “sân sau” thao túng hoạt động của DNNN, trục lợi cá nhân, tham nhũng.

Thu Hằng