Chuyến thăm diễn ra theo lời mời của Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh.
Việt Nam và Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1972 và nâng cấp lên Đối tác chiến lược toàn diện năm 2016. Hai nước đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao.
Hợp tác quốc phòng giữa hai nước tiếp tục phát triển tốt và hiệu quả, trở thành trụ cột quan trọng và chiến lược, tập trung vào 3 lĩnh vực đào tạo, công nghiệp quốc phòng và tàu thăm viếng.
Hai nước tăng cường chia sẻ thông tin và kinh nghiệm phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, khoa học hình sự, phòng chống ma túy, tội phạm mạng, tội phạm công nghệ cao, chống khủng bố.
Kim ngạch thương mại hai chiều tăng dần qua các năm kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược và nâng cấp lên Đối tác Chiến lược Toàn diện. Tính đến hết tháng 12/2018, kim ngạch đạt khoảng 10,68 tỷ USD (tăng gần 40% so với cùng kỳ). Hai bên đặt mục tiêu đưa kim ngạch thương mại hai chiều đạt mốc 15 tỷ USD vào năm 2020.
Tính đến hết năm 2018, tổng vốn đăng ký đầu tư Ấn Độ vào Việt Nam đạt 878,1 triệu USD, với 208 dự án đầu tư, đứng thứ 26/130 quốc gia/ vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Việt Nam hiện có 8 dự án đầu tư sang Ấn Độ với tổng vốn đăng ký gần 6,16 triệu USD.
Ấn Độ tiếp tục cung cấp cho Việt Nam các gói hỗ trợ phát triển không hoàn lại (ODA) và các khoản tín dụng ưu đãi trên nhiều lĩnh vực như công nghệ thông tin, kinh tế, luật, tiếng Anh… Hợp tác trong lĩnh vực khác giữa hai nước ngày càng mở rộng.
Hai bên phối hợp chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương (ASEM, ARF, ADMM+…), nhất là trong khuôn khổ LHQ. Việt Nam ủng hộ Ấn Độ thực hiện Chính sách “Hành động hướng Đông”, các sáng kiến kết nối khu vực, hỗ trợ phát triển Tiểu vùng CLMV, Sông Hằng - Sông Mekong.
Về vấn đề Biển Đông, Ấn Độ có lập trường khá tích cực và nhất quán trong vấn đề Biển Đông.
Ấn Độ chia sẻ tầm nhìn về một trật tự tại Biển Đông dựa trên luật lệ, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm tự do hàng hải, hàng không và thương mại không bị cản trở; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý phù hợp với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế.
Báo Ấn Độ: Có thể bán tên lửa diệt hạm cho VN
Tờ Indiatoday hôm nay đưa tin, chính phủ của ông Modi đang cân nhắc việc bán tên lửa hành trình siêu thanh diệt hạm BrahMos cho Việt Nam.
Thái An