- Với 3 văn phòng đoàn ĐBQH, HĐND, UBND như hiện nay, có 189 chánh văn phòng, ít nhất 378 phó chánh văn phòng. Nếu hợp nhất sẽ giảm được 126 chánh văn phòng và ít nhất 126 phó chánh văn phòng.

Chiều nay, UB Thường vụ QH cho ý kiến về đề án và dự thảo nghị quyết của UB Thường vụ QH về việc thí điểm hợp nhất văn phòng đoàn ĐBQH, văn phòng HĐND và văn phòng UBND cấp tỉnh. 

{keywords}
Tổng thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc

Theo đề án, văn phòng đoàn ĐBQH của cả nước có tổng số biên chế hành chính là 377 người, trong đó có 50 chánh văn phòng, 57 phó, 270 chuyên viên, 190 người là hợp đồng lao động.

Còn văn phòng HĐND cấp tỉnh có 1.552 biên chế, trong đó 63 chánh văn phòng, 118 phó chánh văn phòng, 137 phòng, 125 trưởng phòng, 186 phó trưởng phòng, 605 chuyên viên và 444 hợp đồng lao động. 

Văn phòng UBND cấp tỉnh có 6.368 biên chế, trong đó 62 chánh văn phòng, 199 phó chánh văn phòng, 719 phòng, 667 trưởng phòng, 1.025 phó trưởng phòng, 4569 chuyên viên, viên chức và 1.549 hợp đồng lao động. 

Việc hình thành 3 văn phòng riêng làm cho bộ máy cồng kềnh, nhiều phòng, nhiều cấp phó, khó tập trung nguồn lực và phát sinh tăng trụ sở. Việc này dẫn đến tình trạng các lĩnh vực công tác bị chia nhỏ, cắt khúc, nhiều tầng nấc trung gian…

Trên toàn quốc sẽ có 189 cơ quan và trên 500 lãnh đạo cơ quan cấp sở (tương đương GĐ, PGĐ sở)…

3 văn phòng này cũng hình thành nhiều đơn vị trung gian cấp phòng. Hiện tại, chỉ có văn phòng đoàn ĐBQH không thành lập phòng, còn văn phòng HĐND và văn phòng UBND cấp tỉnh đều thành lập phòng với tổng số 856 phòng. Trong đó, văn phòng HĐND có 137 phòng, văn phòng UBND có 719 phòng.

Số lượng công chức giữ vị trí lãnh đạo quản lý cấp phòng lớn (khoảng 2.000 trưởng phó phòng văn phòng HĐND và văn phòng UBND), có nơi dẫn đến mất cân đối giữa số người giữ chức danh lãnh đạo, quản lý với số công chức tham mưu.

Việc hợp nhất 3 văn phòng này góp phần tinh giản biên chế, sắp xếp lại bộ máy tổ chức văn phòng gọn nhẹ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, tiết kiệm, giảm chi thường xuyên; thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, công vụ, công chức và cải cách chính sách tiền lương.

Khi thực hiện hợp nhất 3 văn phòng, sẽ giảm được 2 đầu mối cơ quan tương đương cấp sở ở mỗi địa phương; tương ứng với đó giảm được 2 cấp trưởng và 3 cấp phó, nhiều đầu mối cấp phòng và trưởng, phó phòng.

Theo tính toán sơ bộ, với 3 cơ quan độc lập như hiện nay, có 189 chánh văn phòng, ít nhất 378 phó chánh văn phòng, nếu thành lập văn phòng chung sẽ giảm được 126 chánh văn phòng và ít nhất 126 phó chánh văn phòng.

10 tỉnh thành thí điểm trong năm 2019

Tổng thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, dự kiến đưa vào thực hiện thí điểm khoảng 10 tỉnh, TP, bao gồm: Bắc Kạn, Đà Nẵng, Hà Giang, Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Quảng Ninh, Thái Bình, TP.HCM, Tây Ninh, Tiền Giang.

Ngoài các địa phương trên, khuyến khích các tỉnh, TP còn lại tiếp tục tham gia thực hiện theo mô hình thí điểm hợp nhất 3 văn phòng. Thời gian thực hiện thí điểm dự kiến trong năm 2019.

Theo đó văn phòng chung có chánh văn phòng, các phó chánh văn phòng và các đơn vị trực thuộc. Trong thời gian thực hiện thí điểm, số lượng phó chánh văn phòng không vượt quá số lượng cấp phó hiện có trước khi hợp nhất.

Kể từ năm 2020, số lượng phó chánh văn phòng này không quá 4 người; đối với Hà Nội và TP.HCM không quá 5 người.

Chánh văn phòng, phó chánh văn phòng do chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với chủ tịch HĐND cùng cấp và trưởng đoàn ĐBQH.

Về số lượng phòng, ông Phúc cho biết, đề án đề xuất địa phương chủ động lựa chọn 1 trong 2 phương án: thành lập không quá 11 phòng và thành lập 7 phòng.

{keywords}
Chủ nhiệm UB Pháp luật Nguyễn Khắc Định

Đại diện cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm UB Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho rằng chỉ nên xác định số lượng cấp phó của văn phòng sau khi hợp nhất không vượt quá số lượng cấp phó hiện có. Đồng thời giao cho địa phương xây dựng lộ trình để đến năm 2020 có số lượng phó chánh văn phòng theo quy định chung.

UB Pháp luật cho rằng không cần thiết phải quy định quá cụ thể về cơ cấu tổ chức của văn phòng chung mà chỉ nên quy định số lượng tối đa của các đơn vị trực thuộc có thể là 10-11 phòng và giao cho các địa phương chủ động quyết định căn cứ vào tình hình, điều kiện thực tế.

UB Pháp luật cũng đề nghị không quy định nội dung 3 phó chánh văn phòng đồng thời là 3 thư ký như dự thảo.

Bộ trưởng Nội vụ: Bộ Công an bỏ tổng cục, địa phương mạnh dạn sáp nhập

Bộ trưởng Nội vụ: Bộ Công an bỏ tổng cục, địa phương mạnh dạn sáp nhập

Bộ trưởng Nội vụ nhận định việc Bộ Công an bỏ cấp tổng cục là một quyết định rất mạnh dạn, cho thấy thực tế việc dù khó cũng làm được.

Chống ‘chạy ghế’ trước khi sáp nhập bằng cách nào?

Chống ‘chạy ghế’ trước khi sáp nhập bằng cách nào?

Câu chuyện sáp nhập huyện xã, sở ngành được báo chí đặt ra tại họp báo thường kỳ của Bộ Nội vụ.

Sáp nhập huyện, xã: Chưa nhập đã 'chạy', người này người kia gọi điện

Sáp nhập huyện, xã: Chưa nhập đã 'chạy', người này người kia gọi điện

Mới làm đề án sáp nhập huyện, xã mà ở dưới đã có hiện tượng người ta chạy rồi, người này người kia điện thoại, Bí thư Nghệ An nêu.

Sáp nhập huyện, xã: Ai đi ai ở, Trung ương không làm thay

Sáp nhập huyện, xã: Ai đi ai ở, Trung ương không làm thay

Ủy viên thường trực UB Pháp luật Bùi Văn Xuyền cho rằng, khi sáp nhập, chuyện ai đi, ai ở, địa phương phải chủ động, TƯ không làm thay.    

259 huyện, 6.191 xã  trong cả nước có thể sáp nhập

259 huyện, 6.191 xã  trong cả nước có thể sáp nhập

Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ cho biết, có 259 huyện, 6.191 xã chưa đạt 50% tiêu chuẩn, cần sắp xếp.

Thu Hằng