- Trước thềm hội nghị TƯ 8, thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ điểm qua bức tranh tổng thể tình hình kinh tế xã hội của nước nhà.
Tăng trưởng kinh tế không có ý nghĩa nếu dân không được thụ hưởng
Xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số và nền kinh tế số
Thủ tướng nêu một số 'đầu bài' cho Tổ tư vấn kinh tế
Báo cáo của Chính phủ về tình hình KT-XH, ngân sách nhà nước năm 2018, kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán ngân sách 2019 là một trong những nội dung được hội nghị Ban chấp hành TƯ Đảng lần thứ 8 khai mạc sáng mai thảo luận, thông qua.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ |
Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, ước cả năm 2018 sẽ đạt và vượt toàn bộ 12 chỉ tiêu kế hoạch đề ra, trong đó có 8 chỉ tiêu vượt. Dự báo các mục tiêu kế hoạch 5 năm 2016 - 2020 mà Nghị quyết Đại hội Đảng 12 đã đề ra sẽ đạt được (hiện 11 chỉ tiêu đã đạt và vượt).
Phó Thủ tướng cho biết, thời gian tới, Chính phủ tiếp tục tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để hoàn thành và vượt các mục tiêu kế hoạch không chỉ cho năm 2018 mà còn cho cả nhiệm kỳ.
Vì vậy, các bộ ngành, địa phương không được chủ quan, phải thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, tiếp tục đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu; kiên định thực hiện các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô...
Các chỉ tiêu kinh tế dự kiến năm 2019: - GDP tăng 6,6 - 6,8% - Tốc độ tăng CPI bình quân khoảng 4%. - Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 7 - 8%. - Tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3%. - Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội chiếm 33 - 34% GDP. |
Chính phủ xác định mục tiêu tổng quát phát triển KT-XH cho năm 2019 là tiếp tục củng cố nền tảng vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế; tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng.
Đồng thời, đẩy mạnh, tạo chuyển biến thực chất hơn trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; quyết liệt đổi mới sáng tạo, ứng dụng KHCN và tận dụng hiệu quả CMCN 4.0.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế; quyết liệt phòng chống tham nhũng, lãng phí; xây dựng bộ máy liêm chính, hành động, phục vụ...
Hạn chế các chính sách thử nghiệm gây sốc
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu các ngành, các cấp cần tiếp tục thực hiện các giải pháp chủ yếu sau:
Thứ nhất, kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Điều hành, phối hợp đồng bộ, linh hoạt, chủ động chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác.
Thứ hai, tiếp tục thực hiện quyết liệt 3 đột phá chiến lược. Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tiếp tục nâng cao chất lượng công tác thẩm định văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm tính đồng bộ, khả thi của hệ thống pháp luật. Nghiên cứu xây dựng Luật về đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật.
Thực hiện tốt công cuộc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo, hạn chế tối đa việc ban hành các chính sách mang tính thử nghiệm gây sốc, tác động xấu đến xã hội và người dân. Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút các nguồn lực ngoài nhà nước đầu tư cho giáo dục đào tạo, phát triển nhân lực chất lượng cao...
Tập trung nguồn lực thực hiện một số dự án kết cấu hạ tầng trọng điểm có tính lan toả cao; đẩy nhanh tiến độ dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam, các dự án trọng điểm quốc gia và các điều kiện cần thiết để triển khai dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế, tạo sự chuyển biến rõ nét hơn, thực chất hơn nữa trong từng ngành, lĩnh vực, nhất là trong bối cảnh thực hiện chiến lược quốc gia về cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Ngoài ra, Chính phủ cũng xác định các giải pháp quan trọng khác nhằm bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, phát triển toàn diện các lĩnh vực xã hội. Chú trọng các giải pháp phát huy nguồn lực tài nguyên gắn với đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường, chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Xây dựng nền hành chính hiệu lực, hiệu quả, kỷ luật, kỷ cương; xây dựng Chính phủ điện tử gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy biên chế tinh gọn; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, giải quyết tốt khiếu nại, tố cáo.
Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế...
Hội nghị Trung ương 8 sẽ bàn những nội dung gì?
Lần đầu tiên Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Văn phòng TƯ Đảng tổ chức họp báo thông tin nội dung hội nghị lần thứ 8 BCH TƯ khoá 12 diễn ra tuần sau.
Trung ương sẽ xem xét nhân sự Chủ tịch nước
Ông Lê Quang Vĩnh, Phó chánh văn phòng TƯ Đảng cho biết, chắc chắc TƯ sẽ xem xét việc giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước để QH bầu.
Bộ Chính trị họp về các đề án chuẩn bị trình hội nghị TƯ 8
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp của Bộ Chính trị để cho ý kiến về các đề án chuẩn bị trình hội nghị Trung ương 8.
Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị kỹ các báo cáo trình TƯ 8
Thủ tướng chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ thảo luận một số nội dung về tình hình kinh tế-xã hội, ngân sách Nhà nước và đầu tư công.
Thu Hằng