Sáng nay (11/3), Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội tiến hành hội nghị lần thứ ba nhằm xem xét, thông qua 10 chương trình công tác toàn khóa và chương trình công tác năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Thành ủy.

{keywords}
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ. Ảnh: V.Thành

Phát biểu khai mạc, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ nhấn mạnh, các chương trình công tác là hồn cốt của Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ TP.

“Chúng ta hay nói rằng ‘Chén vui nhớ buổi hôm nay, chén mừng thì để ngày rày 5 năm sau’. Điều quan trọng là 5 năm sau, 10 chương trình công tác phải thực sự khẳng định được giá trị trong cuộc sống, khi đó mới là thành công trọn vẹn của Đại hội Đảng bộ TP”, Bí thư Hà Nội nói.

Khẳng định 10 chương trình công tác phản ánh toàn diện các mặt của TP, Bí thư Thành ủy đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận, cho ý kiến đánh giá toàn diện nội dung, hình thức từng chương trình.

Theo tờ trình Chương trình số 01 về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị TP trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021-2025” được Trưởng Ban Tổ chức Thành uỷ Hà Nội Vũ Đức Bảo trình bày, có 14 chỉ tiêu được đặt ra.

{keywords}
Trưởng Ban Tổ chức Thành uỷ Hà Nội Vũ Đức Bảo. Ảnh: V.Thành

Các chỉ tiêu như: Đến năm 2025, 40% cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý đạt trình độ thạc sỹ, tiến sỹ; Đến năm 2025, giảm tối thiểu 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2021; Hằng năm, chỉ số PAPI tăng trung bình ít nhất 5 bậc so với năm trước…

Về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, dự thảo Chương trình 01 nhấn mạnh việc nghiên cứu xây dựng, ban hành nghị quyết chuyên đề về công tác cán bộ, tập trung khắc phục một số hạn chế, yếu kém trong đánh giá, quy hoạch, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Dự thảo đề cập việc các cấp ủy cần coi trọng việc đánh giá cán bộ; căn cứ vào tiêu chuẩn, sự tín nhiệm, xem xét giới thiệu để bầu cử hoặc bổ nhiệm những người thực sự có đức, có tài, có tâm huyết với đất nước vào các chức vụ trong cơ quan nhà nước các cấp; khắc phục những biểu hiện cá nhân, cục bộ, thiếu dân chủ, không công tâm, nể nang, tuỳ tiện trong công tác cán bộ.

“Kiên quyết không bổ nhiệm, đề bạt những người không đủ phẩm chất và năng lực; có kế hoạch điều động, luân chuyển cán bộ để đào tạo, bồi dưỡng, nhất là cán bộ trẻ; luân chuyển cán bộ ở những vị trí buộc phải luân chuyển theo quy định; đảm bảo 3 độ tuổi trong quy hoạch cán bộ, tránh hụt hẫng.

Thực hiện chủ trương cơ bản bí thư cấp ủy không là người địa phương; bí thư kiêm chủ tịch UBND cấp xã ở những nơi đủ điều kiện; có cơ chế kịp thời thay thế ngay những cán bộ trì trệ trong công việc, năng lực hạn chế, không chờ hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác…”, dự thảo nêu rõ.

Hà Nội cũng đặt ra nhiệm vụ quản lý chặt chẽ cán bộ lãnh đạo chủ chốt về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, trình độ năng lực và quan hệ xã hội; kịp thời phát hiện, ngăn chặn những sai sót của cán bộ.

Xây dựng quy định về phòng ngừa để "không muốn, không cần tham nhũng"

Trình bày tờ trình Chương trình số 10 về “Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021-2025”, Trưởng Ban Nội chính Thành uỷ Nguyễn Quang Đức nhấn mạnh đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, vừa cấp bách, vừa khó khăn, phức tạp, lâu dài.

Dự thảo nêu rõ: Kiên quyết, kiên trì, khẩn trương xây dựng các quy định về phòng ngừa để “không thể tham nhũng’’; quy định về răn đe, trừng trị nghiêm khắc để “không dám tham nhũng”; tuyên truyền, giáo dục để “không muốn tham nhũng”; quy định về bảo đảm để “không cần tham những”.

Có 9 nhiệm vụ, giải pháp của dự thảo Chương trình số 10. Trong đó có các nội dung như: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra; tăng cường công tác kiểm soát quyền lực, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ để phòng ngừa tham nhũng, lãng phí.

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời các vụ việc, vụ án tham nhũng; xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng gây phiền hà, nhũng nhiễu đối với người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc; nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng…

'Chiếc áo' bằng cấp, chứng chỉ không làm nên một viên chức giỏi

'Chiếc áo' bằng cấp, chứng chỉ không làm nên một viên chức giỏi

“Chiếc áo không làm nên thầy tu", bằng cấp, chứng chỉ không hoàn toàn phản ánh năng lực thực chất của mỗi người và  bản thân các chứng chỉ không có tội tình gì cả.

Hương Quỳnh