- Đang chủ trì một hội nghị ở Quảng Ninh, Bộ trưởng Nội vụ liên tục nhận nhiều cuộc gọi và tin nhắn thắc mắc về việc tạm dừng sáp nhập sở ngành, phòng ban.
Chủ tịch TP.HCM: Thanh tra, khởi tố nhiều làm giảm 'nhuệ khí' công chức
Trong khi các đại biểu ra ngoài để giải lao thì Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân vẫn ngồi ở bàn chủ toạ, tay liên tục nhắn tin, thỉnh thoảng có cuộc gọi đến, ông trả lời rồi tiếp tục trả lời tin nhắn.
Khi báo chí đặt vấn đề phỏng vấn, Bộ trưởng chỉ vào điện thoại, nói: "Nãy giờ tôi bận họp, có bao nhiêu cuộc gọi nhỡ, tin nhắn. Có địa phương đang họp HĐND và nhắn tin hỏi về việc này (tạm dừng sáp nhập sở), tôi đang trả lời họ".
Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân miệt mài trả lời tin nhắn của địa phương về việc tạm dừng sáp nhập sở trong giờ giải lao hội nghị. Ảnh: Thu Hằng |
Vừa dứt lời, một cuộc điện thoại gọi đến, nội dung ông trả lời cũng chính là chuyện tạm dừng sáp nhập sở.
Nếu mỗi tỉnh làm một kiểu thì rất khó
Bộ trưởng Nội vụ cho biết, thông báo về việc tạm dừng sắp xếp các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, huyện đã được Bộ gửi đến các tỉnh.
Văn bản này được thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng để chờ sửa đổi 2 nghị định quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh và huyện.
"Nếu mỗi tỉnh làm một kiểu thì rất khó nên phải chờ ý kiến thống nhất của Bộ Chính trị. Sau đó Chính phủ mới ban hành 2 nghị định thay thế nghị định 24 và 37", ông nói.
Trả lời câu hỏi vì sao bây giờ Bộ Nội vụ mới có văn bản đề nghị tạm dừng việc sáp nhập sở, trong khi nhiều địa phương đã thực hiện từ giữa năm, ông giải thích, từ trước đến giờ chưa có văn bản nào để làm căn cứ xây dựng các cơ quan chuyên môn. Nếu các tỉnh đưa ra HĐND phải có căn cứ mà căn cứ hiện nay là nghị định 24 và 37 vẫn còn hiệu lực.
Các địa phương đang thực hiện sắp xếp dựa vào kết luận 34 của Bộ Chính trị về thực hiện một số mô hình thí điểm theo nghị quyết số 18 của BCH TƯ khóa 12. Trong kết luận này, Bộ Chính trị phân cấp 6 vấn đề thí điểm, giao thẩm quyền cho ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh, huyện thực hiện.
"Kết luận 34 là chúng ta phải thực hiện nhưng cơ sở, căn cứ pháp lý về mặt nhà nước thì phải có 2 nghị định của Chính phủ, chứ không phải là không thực hiện", Bộ trưởng Nội vụ lưu ý.
Theo ông, để tiến tới thực hiện kết luận 34, Chính phủ phải ban hành khung, tiêu chuẩn, điều kiện thành lập các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, huyện và số lượng cấp phó của các cơ quan này.
Sáp nhập không khớp với nghị định Chính phủ thì phải sửa
Trong khi Chính phủ chưa ban hành nghị định mới thì 2 nghị định hiện hành vẫn có hiệu lực và các địa phương phải căn cứ vào đó.
Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân. Ảnh: Thu Hằng |
Ông cũng thông tin thêm, văn bản của Bộ Nội vụ không áp dụng đối với việc hợp nhất 3 văn phòng: UBND, HĐND, đoàn ĐBQH. Vì việc hợp nhất 3 văn phòng này là thực hiện theo nghị quyết của QH.
Văn bản của Bộ Nội vụ chỉ áp dụng tạm dừng sáp nhập sở, ban, ngành ở cấp tỉnh hay hợp nhất một số cơ quan đảng với chính quyền, sáp nhập các phòng ban ở cấp huyện để các tỉnh, thành không tự làm như thời gian qua.
Ông cũng khẳng định văn bản của Bộ là tạm dừng để chờ nghị định mới chứ không phải ngưng luôn.
Đối với những nơi đã sáp nhập rồi thì vẫn giữ nguyên hoạt động như đã sắp xếp. Tuy nhiên nếu sau khi nghị định của Chính phủ ra đời, các địa phương sáp nhập không khớp với quy định của Chính phủ thì phải sửa lại, bởi việc này mới là thí điểm và các địa phương sắp xếp một số cơ quan cũng là thí điểm.
Bộ Nội vụ đề nghị các tỉnh tạm dừng sáp nhập sở
Bộ Nội vụ đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ tạm dừng việc sáp nhập sở ngành, phòng ban.
Sáp nhập sở: 2 người 1 ghế giám đốc xử lý thế nào?
Giám đốc Sở Nội vụ Hải Dương Phạm Văn Tỏ ủng hộ việc thi tuyển cạnh tranh chức danh giám đốc sở khi sáp nhập 2 thành 1.
Tuyển công chức hợp đồng để bỏ chế độ biên chế suốt đời
Để nâng cao chất lượng đội ngũ, tiến tới bỏ chế độ biên chế suốt đời, cần bổ sung quy định về tuyển dụng công chức theo chế độ hợp đồng.
Những sở nào sẽ được hợp nhất, sáp nhập?
Bộ Nội vụ đề xuất hợp nhất, sáp nhập 17 sở, ngành; giảm tối thiểu 46 - 88 sở, ngành trong cả nước.
Thu Hằng