- Đề án “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất và uy tín ngang tầm nhiệm vụ” trình Hội nghị TƯ 7 diễn ra từ 7-12/5 sẽ bàn về tiêu chuẩn, điều kiện của 600 cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý.

XEM CLIP:

Trao đổi với VietNamNet, ông Phạm Quang Hưng, Vụ trưởng Vụ 4 (Theo dõi các cơ quan TƯ) của Ban Tổ chức TƯ cho biết, 600 cán bộ cấp chiến lược gồm các cán bộ trong Ban chấp hành TƯ, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các bộ trưởng, trưởng các ngành, thứ trưởng, phó trưởng các ngành, bí thư và phó bí tỉnh uỷ, chủ tịch UBND và HĐND tỉnh. 

3 độ tuổi

Theo ông, cán bộ cấp chiến lược cần những tiêu chuẩn, điều kiện gì?

Vừa qua, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định 90 về tiêu chuẩn cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư  quản lý. Khung tiêu chuẩn chức danh là Quy định 89 cho tất cả chức danh lãnh đạo của cả hệ thống chính trị.

Trên cơ sở quy hoạch của các cấp uỷ, cơ sở đảng trực thuộc TƯ là cơ sở cho việc xem xét để các cấp uỷ, tổ chức đảng giới thiệu ra ban chấp hành TƯ. Ban chấp hành TƯ sẽ lựa chọn những người đảm bảo tiêu chuẩn theo tiêu chí đã được ban hành, đi kèm với đó là yêu cầu đối với từng đội ngũ cán bộ.

Đối với cán bộ cấp chiến lược, ngoài các yêu cầu của cán bộ lãnh đạo quản lý thì phải có bản lĩnh chính trị vững vàng; lý tưởng, đạo đức nhân sinh quan cách mạng; có ý chí và nghị lực, có khát vọng đưa đất nước phát triển; sẵn sàng hi sinh phấn đấu vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc có nhân dân; có tư duy đổi mới, có tầm nhìn xa trông rộng, nắm bắt nhanh xu thế của thời đại, có khả năng hoạch định chính sách; có trình độ năng lực để bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng; có khả năng dùng người, biết xây dựng và bảo vệ uy tín của Đảng cũng như hình ảnh của cá nhân; không để các mối quan hệ cá nhân, lợi ích nhóm chi phối trong quá trình công tác.  

Chúng tôi đề ra cả bộ tiêu chuẩn cho cán bộ cấp chiến lược và khung tiêu chuẩn chức danh cho từng cán bộ lãnh đạo quản lý, trên cơ sở đó các cấp uỷ tuỳ theo từng nhiệm vụ chính trị thì cụ thể hoá. Đồng thời, đề án này cũng ban hành khung yêu cầu nhiệm vụ đối với từng đối tượng cụ thể. Từ đó có thể lựa chọn được cán bộ ưu tú nhất, xuất sắc nhất. 

Nếu nghị quyết được thông qua, 600 cán bộ cấp chiến lược sẽ được lựa chọn, bố trí như thế nào?

{keywords}
Ông Phạm Quang Hưng: Hướng tới tất cả chức danh bổ nhiệm bầu cử, bổ nhiệm phải có số dư. Ảnh: Thu Hằng

Chúng ta có 6 lớp cán bộ cho đội ngũ cán bộ cấp chiến lược.

Hàng năm, chúng ta đều tiến hành bổ sung quy hoạch và bổ nhiệm chức danh lãnh đạo. Khi các đồng chí từ cán bộ lên lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng thì lại là nguồn cung cấp cho việc quy hoạch cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp. 

Cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp lại là nguồn quy hoạch cho cán bộ cấp chiến lược. Như vậy đội ngũ chúng ta có nhiều lớp được quy hoạch, bổ nhiệm khác nhau. Quá trình lựa chọn, sàng lọc, thử thách để có cơ sở cho lựa chọn cán bộ cấp chiến lược.

Đội ngũ cán bộ cấp chiến lược cũng có 3 độ tuổi. Vừa qua bổ nhiệm một số thứ trưởng trẻ, có người dưới 40 tuổi. Đây là nguồn tốt cho việc quy hoạch cán bộ cấp cao hơn trong tương lai.

Phải có sắc chung đồng thời có đặc thù 

Có ý kiến cho rằng, việc giới hạn về tuổi là một rào cản khiến một số cán bộ tài, đức nhưng không còn tuổi bị loại một cách đáng tiếc. Vậy đề án có tính đến việc điều chỉnh việc này?

Trong các tiêu chuẩn, có yêu cầu về độ tuổi, sức khoẻ. Xây dựng quy định về độ tuổi cũng là để đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục, vì độ tuổi cao mà giữ mãi thì không mở đường cho giới trẻ. 

Các nước trong việc bố trí sắp xếp cũng coi trọng đảm bảo các thế hệ độ tuổi trong cơ cấu lãnh đạo. Không có chuyện chúng ta chỉ chọn mỗi tiêu chuẩn cho năng lực hoàn thành vị trí lãnh đạo mà thiếu độ tuổi.

Chúng ta cũng có những trường hợp đặc biệt, nhiều người được giới thiệu vào TƯ, hay như Tổng bí thư - người có uy tín, có năng lực, được Ban chấp hành TƯ suy tôn và được giới thiệu tái cử đặc biệt. Một số ủy viên TƯ cũng sinh năm 1955 vẫn được giới thiệu. Rồi một số người lần đầu tham gia TƯ cũng trong trường hợp như vậy.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng có cán bộ trẻ vào Bộ Chính trị, nhiều người mới 45 tuổi cũng được tham gia TƯ lần đầu. Như vậy chúng ta mới tạo được dòng chảy cán bộ liên tục.

Chúng ta không đặt ra khung tuổi cứng nhưng phải có độ tuổi trong cơ cấu để đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục vững vàng giữa các thế hệ. Những con người sắc thì vẫn luôn được Đảng coi trọng để giới thiệu, khi được Ban chấp hành TƯ suy tôn và Đại hội tín nhiệm bầu thì vẫn tiếp tục vị trí lãnh đạo.

Lần này quan điểm của Đảng là vừa phải có sắc chung đồng thời có đặc thù trong việc xem xét bố trí cán bộ.

Vừa qua, một số lãnh đạo cấp cao có vấn đề về sức khoẻ, trong công tác chuẩn bị cán bộ sắp tới đặt vấn đề này thế nào để đảm bảo đội ngũ lãnh đạo được xuyên suốt cả nhiệm kỳ?

Lựa chọn vị trí lãnh đạo luôn coi trọng cả về phẩm chất, năng lực, sức khoẻ, uy tín. Tất cả những người được giới thiệu tham gia TƯ, được Ban chấp hành TƯ tiến hành các quy trình thẩm định, giới thiệu ứng cử vào Ban chấp hành TƯ đều được kiểm tra sức khoẻ và được thẩm định hồ sơ lí lịch chính trị. 

Ngoài hồ sơ lí lịch, kê khai tài sản, văn bằng, hồ sơ còn có phiếu khám sức khoẻ của cấp có thẩm quyền. Tuy nhiên, mỗi người do cơ địa, sức khoẻ riêng không thể nói trước được.

Không trúng cấp dưới không được bầu ở cấp trên

Việc thực hiện Nghị quyết TƯ 6 về tinh gọn bộ máy, trong đó có đặt vấn đề nhất thể hoá một số chức danh gắn với đề án này như thế nào?

Nhiều nhiệm kỳ qua, chúng ta thực hiện nhất thể hoá một số chức danh bí thư đồng thời là chủ tịch cấp huyện, xã. Trong đề án mới, chúng tôi cũng hướng tới giao quyền cho người đứng đầu bổ nhiệm cấp dưới trực tiếp của mình, được giới thiệu để bầu cử vào cấp phó vào ban thường vụ cấp uỷ các cấp. 

Việc thực hiện dần đi tới đề cao thẩm quyền của người đứng đầu, xác định rõ thẩm quyền trách nhiệm người đứng đầu trong quy trình công tác cán bộ.

Thứ 2 là việc nhất thể hoá không còn là chủ trương thí điểm mà bây giờ đang được thực hiện ở cấp huyện, tỉnh. Sắp tới ở 3 đặc khu kinh tế cũng hướng tới là nhất thể bí thư đồng thời là chủ tịch. Như vậy là chúng ta đang đổi mới công tác cán bộ để làm sao phát huy và đề cao được trách nhiệm của người đứng đầu ở các cấp.

Còn việc nhất thể hoá một số chức danh cán bộ cấp chiến lược như kinh nghiệm Trung Quốc, ví dụ Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước?

Sắp tới TƯ sẽ nghiên cứu nhưng việc này đòi hỏi quá trình thấu đáo, đạt được những yêu cầu cả trong nước và quốc tế, đảm bảo cán bộ đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng được yêu cầu. 

Nhiều khoá trước Ban chấp hành TƯ cũng có những lần thảo luận về vấn đề này. Còn đề án lần này tập trung thảo luận vào tập thể Ban chấp hành TƯ, Bộ Chính trị. Còn việc quyết định lựa chọn phương án là do Ban chấp hành TƯ và Đại hội xem xét, quyết định.

Việc mở rộng dân chủ trực tiếp trong Đảng được đề án đề cập như thế nào, có tính tới Đại hội bầu trực tiếp Tổng bí thư không?

Chúng tôi đang hướng tới tất cả chức danh bổ nhiệm bầu cử, bổ nhiệm phải có số dư. Đại hội đảng bộ các cấp đang hướng tới bầu cử trực tiếp bí thư tại Đại hội. Còn việc có bầu Tổng bí thư tại Đại hội hay không là do Đại hội quyết định. Ở đó, tất cả nhân sự được bổ nhiệm phải trình bày chương trình hành động, có số dư và cam kết trách nhiệm của mình khi được bổ nhiệm vào vị trí này.

Đề án đặt ra người lãnh đạo vị trí cao thì phải kinh qua vị trí lãnh đạo cấp dưới, không trúng cử cấp uỷ cấp dưới thì không được bầu cử ở cấp uỷ cấp trên. Như vậy là sàng lọc chặt chẽ để tránh những tiêu cực, sơ suất, không để kẽ hở trong công tác cán bộ.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang xin phép vắng mặt tiếp xúc cử tri tại TP.HCM

Chủ tịch nước Trần Đại Quang xin phép vắng mặt tiếp xúc cử tri tại TP.HCM

Sáng nay, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã xin vắng mặt tại buổi tiếp xúc cử tri ở TP.HCM vì bận chuẩn bị cho Hội nghị TƯ 7 sắp tới.

Triệt chạy chức, bí thư tỉnh phải là người nơi khác

Triệt chạy chức, bí thư tỉnh phải là người nơi khác

Hội nghị TƯ 7 tuần tới sẽ bàn hàng loạt các vấn đề trong công tác cán bộ như: Kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền...

 

Cán bộ diện Bộ Chính trị quản lý được bổ nhiệm như thế nào?

Cán bộ diện Bộ Chính trị quản lý được bổ nhiệm như thế nào?

Quy định 105 nêu rõ trình tự, thủ tục bổ nhiệm cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý được thực hiện theo 5 bước.

Bộ Chính trị quy định kiểm tra tài sản khoảng 1.000 cán bộ lãnh đạo

Bộ Chính trị quy định kiểm tra tài sản khoảng 1.000 cán bộ lãnh đạo

Khoảng 1.000 cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý được quy định về kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản.

Tất cả công chức, viên chức đều được tăng lương

Tất cả công chức, viên chức đều được tăng lương

Đề án cải cách tiền lương sẽ tạo ra một mặt bằng mới, tất cả cán bộ, công chức, viên chức đều được tăng lương.

‘Xử lý cán bộ tham nhũng không có vùng cấm, kể cả ủy viên Bộ Chính trị’

‘Xử lý cán bộ tham nhũng không có vùng cấm, kể cả ủy viên Bộ Chính trị’

Không vùng cấm nào trong việc xử lý cán bộ tham nhũng, dù đó là cấp tướng, ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên TƯ Đảng, Bộ trưởng - Chủ tịch QH nói.

Thu Hằng