Còn khoảng chục ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần nhưng chợ hoa Vạn Phúc (quận Hà Đông) - chợ hoa xuân lớn nhất và lâu năm ở Thủ đô - vẫn vắng lặng, đìu hiu khách.

Những năm trước, thời điểm này khách nhộn nhịp đến ngắm cây, mua hoa… Cây cối tràn xuống lòng đường, chen trên vỉa hè, ken đặc kéo dài hàng cây số.

Năm nay, chợ hoa xuân Vạn Phúc là bức tranh hoàn toàn trái ngược. Các gian hàng bán cây cảnh đào, quất, mai vàng Bình Định… số lượng chỉ bằng khoảng 1/3 so với mọi năm.

{keywords}
Chợ hoa Vạn Phúc ngăn nắp như thể địa điểm được trang trí đón xuân chứ không phải chợ bán hoa Tết

Bên trong chợ Vạn Phúc, đường thông thoáng tới mức những dãy chậu hoa, cây cảnh được bày ngăn nắp như thể để trang trí chứ không phải chợ hoa. Lượng người đến ngắm cây, mua hoa lèo tèo chưa từng có.

Bà Nguyễn Thị Hòa (quê Văn Giang, Hưng Yên) ngồi ủ rũ bên đám quất cảnh được trồng sẵn trong các chậu gốm. Cây nhà trồng được, bà hạ giá bán xuống 200 - 300 ngàn đồng/chậu nhưng không có khách hỏi.

{keywords}
 
{keywords}
Các năm trước, cây cảnh chen chúc không còn chỗ trống. Năm nay thưa thớt, người buôn giảm 2/3, người mua đếm trên đầu ngón tay

Do ảnh hưởng của dịch bệnh cùng với việc hạn chế tụ tập đông người theo nguyên tắc 5K, nhiều địa phương ra quy chế cách ly, theo dõi y tế đối với những người từ vùng dịch khi trở về… khiến người buôn cây cảnh ngoại tỉnh không dám đi buôn dịp cuối năm.

Khí hậu được dự báo sẽ mưa lạnh trong những ngày cuối năm khiến chợ hoa Vạn Phúc càng thêm đìu hiu.

Không có khách đi chợ, chủ buôn cây chỉ biết bó gối trong những chiếc lều bạt dựng tránh mưa rét, vừa trông cây, vừa trú mưa.

{keywords}
Tất cả đã sẵn sàng, chỉ một thứ duy nhất không có là khách mua cây Tết!
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
Không chỉ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 khiến lượng người đi chợ hoa Xuân giảm mạnh, thời tiết cuối năm mưa nặng hạt và lạnh dự báo kéo dài càng khiến chợ hoa xuân thêm đìu hiu

Hệ lụy kéo sang cảnh buồn chán của cánh xe ôm, chở cây thuê vì không có việc.

Ông Nguyễn Văn Hùng (quê Thanh Oai, Hà Nội) làm nghề chạy xe ôm. Dịp Tết các năm trước, ông trực 24/24 tại chợ hoa xuân để chở cây cảnh thuê cho khách, mỗi ngày cũng kiếm được tiền triệu.

“Năm nay thì mất Tết hẳn. Gần một tuần nay, chỉ được vài cuốc chở cây cho khách. Không có người mua, chủ cây cũng khổ, cánh xe ôm chở cây thuê như chúng tôi cũng không có thu nhập” - ông Hùng kể.

{keywords}
Một thanh niên ngủ gục trên ghế vì mệt mỏi không có khách đến hỏi mua cây chơi Tết
{keywords}
 
{keywords}
Chưa năm nào người buôn cây rơi vào cảnh ảm đạm như năm nay

“Hy vọng một vài ngày nữa, người dân đi sắm Tết đông trở lại, chứ không bà con nông dân chúng tôi lỗ trắng.

Ngoài tiền vốn bỏ ra mua cây, tiền thuê xe, tiền thợ đánh, tiền thuê chỗ ngồi… chi phí cả trăm triệu đồng. Nếu không bán được hàng, ngày cuối năm đem vứt bỏ hết,  ai cũng rơi vào cảnh tự chặt vào chân mình” - anh Nguyễn Văn Mạnh (chủ buôn đào từ Phúc Thọ) ngao ngán.

{keywords}
Đào rừng ế ẩm tụm thành bó, chủ cây không buồn dỡ để trưng...
{keywords}
Chợ hoa thưa thớt, lèo tèo khách đến ngắm
{keywords}
Bên trong chợ hoa Vạn Phúc
{keywords}
Một cô gái kiên nhẫn đợi khách đến ngắm hoa giữa trời mưa rét
{keywords}
Chợ hoa xuân lớn nhất Thủ đô hiu hắt chưa từng có, người buôn ngủ gục trong lều 
{keywords}
Chỗ ở của những người đi bán mùa xuân
{keywords}
Giấc ngủ không giống ai của một người bán cam trên xe máy di động
{keywords}
Chủ vườn mai vàng Bình Định không dừng được cơn buồn ngủ kéo đến vì không có khách đến đánh thức
{keywords}
 
{keywords}
Những dãy cây cảnh tươm tất chờ người đến mua
Đào quất Tết 'nằm' yên ắng, khách hủy kèo, bỏ cọc cả vườn

Đào quất Tết 'nằm' yên ắng, khách hủy kèo, bỏ cọc cả vườn

Các làng nghề cây cảnh dịp Tết đang đứng trước thực trạng chưa từng có: Cây nằm im trong vườn, nhiều vườn khách bỏ cọc vì lý do dịch bệnh, chợ hoa không mở để bán hàng.

Thái Bình