Dành cả bài phát biểu trong phiên thảo luận sáng 8/11 tại Quốc hội, ĐBQH Nguyễn Công Long (Vụ trưởng Vụ Tư pháp, Văn phòng Quốc hội, Đoàn Đồng Nai) nói về ngành y, khi thời gian qua không ít cán bộ quản lý ngành y tế các cấp vi phạm pháp luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ông bày tỏ: "Không có gì đau xót hơn khi pháp luật phải xử lý những người được gọi là tinh hoa của đất nước".

Vào tháng 9/2020, nguyên Giám đốc bệnh viện Bạch Mai, ông Nguyễn Quốc Anh bị khởi tố, bắt giam vì liên quan đến vụ án nâng khống giá robot điều trị.

Hồi tháng 10, CQĐT khởi tố ông Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai để điều tra, làm rõ trách nhiệm liên quan sai phạm đấu thầu thiết bị y tế xảy ra tại Bệnh viện Tim Hà Nội.

Ông Tuấn nguyên là Chủ tịch Hội đồng mua sắm của Bệnh viện Tim Hà Nội, bị khởi tố để điều tra về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

{keywords}
Ông Nguyễn Quang Tuấn

Kết quả điều tra ban đầu cho thấy, một số lãnh đạo, cán bộ tại Bệnh viện Tim Hà Nội là ủy viên Hội đồng mua sắm, thành viên Tổ chuyên gia đấu thầu, thành viên Tổ thẩm định đấu thầu và một số cán bộ Công ty cổ phần Đầu tư và Định giá AIC - Việt Nam đã có các hành vi vi phạm hoạt động đấu thầu trong việc mua sắm vật tư, hóa chất, thiết bị y tế tại Bệnh viện Tim Hà Nội.

Việc này làm tăng chi phí, gây thiệt hại tài sản cho Nhà nước và người bệnh, ảnh hưởng đến hoạt động đúng đắn của công tác khám chữa bệnh, gây bức xúc trong dư luận nhân dân.

Đến tháng 11, ông Trương Quốc Cường (SN 1961, Thứ trưởng Bộ Y tế) bị khởi tố về hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Việc khởi tố ông Trương Quốc Cường liên quan đến vụ án buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh mang nhãn mác Health 2000 Canada; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, xảy ra tại TP.HCM, các tỉnh, thành phố khác và Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế.

{keywords}
Ông Trương Quốc Cường

Thời điểm 2007- 2016, với chức trách Cục trưởng Cục Quản lý Dược, ông Cường đã thiếu trách nhiệm, thiếu giám sát, kiểm tra, kiểm soát hoạt động của nhóm chuyên gia thẩm định và bộ phận thường trực đăng ký thuốc, dẫn đến hồ sơ đăng ký 7 loại thuốc giả nhãn mác Công ty Health 2000 được đăng ký nhập khẩu và đã tiêu thụ tại Việt Nam với trị giá trên 151 tỷ đồng.

Sau khi các loại thuốc giả nhãn mác Health 2000 được nhập khẩu và tiêu thụ tại Việt Nam, dù nhận được nhiều thông tin về thuốc Health 2000 Canada là không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhưng ông Cường không chỉ đạo đình chỉ lưu hành, thu hồi, tiêu hủy đối với thuốc Health 2000 đã nhập khẩu trong nước.

Hậu quả khiến sau ngày 21/11/2014, nhiều cơ sở y tế vẫn tiến hành mua bán, đấu thầu cung cấp cho các bệnh viện các loại thuốc giả nhãn mác Health 2000 Canada, không rõ nguồn gốc xuất xứ, tổng trị giá trên 3,7 tỷ đồng để điều trị cho người bệnh .

Vào thời điểm này năm ngoái, ông Nguyễn Nhật Cảm (Giám đốc CDC Hà Nội) bị truy tố vì liên quan đến sai phạm trong việc mua sắm hàng hóa, thực hiện đấu thầu theo hình thức chỉ định thầu thông thường đối với gói thầu số 15.

Ông Cảm đã chỉ định cán bộ cấp dưới hợp thức hồ sơ đấu thầu gói thầu số 15 để chỉ định Công ty MST trúng thầu trái quy định của pháp luật, gây hậu quả thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 5,4 tỷ đồng, gây dư luận xấu trong xã hội.

Lỗi tại cơ chế hay do lòng tham?

Tại phiên tòa xét xử ông Cảm, đại diện ủy quyền của CDC Hà Nội cho rằng, thời điểm xảy ra vụ án, chiến lược phòng chống Covid- 19 đưa ra là xét nghiệm truy vết để cách ly, khoanh vùng. Chính vì vậy, cần tăng công suất xét nghiệm, việc mua máy xét nghiệm Covid- 19 cần gấp.

Tuy nhiên, Bộ Y tế và các cơ quan liên quan không đưa ra bất kỳ thông tin nào hướng dẫn về giá thiết bị y tế, dẫn đến giá cả mỗi nơi một khác.

Chính vì máy xét nghiệm Covid- 19 không phải hàng hóa thông thường, các nhà thầu đã lợi dụng việc thiếu thông tin để làm giá và đây là bản chất của vụ án.

Còn theo nhận định của HĐXX cấp phúc thẩm, ông Nguyễn Nhật Cảm đã lợi dụng tình hình, vì động cơ vụ lợi mà thực hiện hành vi phạm tội.

Hành vi của ông Cảm và đồng phạm nguy hiểm cho xã hội, gây ảnh hưởng uy tín của cơ quan Nhà nước. Trong khi Chính phủ, Nhà nước tập trung con người, vật chất phòng chống Covid-19, các bị cáo vì lợi ích vật chất mà vi phạm pháp luật.

Với nhận định trên, cựu Giám đốc CDC Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm phải nhận án tù 10 năm.

Theo quan điểm của Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng Luật sư Chính Pháp (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), mục đích của hoạt động đấu thầu là để lựa chọn nhà thầu tốt nhất, lựa chọn được loại hàng hóa, sản phẩm dịch vụ tốt nhất, đồng thời tiết kiệm chi phí tối đa cho Nhà nước.

Nếu không tuân thủ các quy định về đấu thầu, có thể Nhà nước sẽ phải chi phí ra một khoản tiền rất lớn nhưng lại mua về các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ kém chất lượng, gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, tài sản của nhân dân.

Để đảm bảo việc sử dụng nguồn vốn đầu tư công có hiệu quả, việc mua sắm thiết bị y tế hợp lý, tiết kiệm chi phí cho Nhà nước, việc tổ chức đấu thầu phải tuân thủ các quy định của Luật Đấu thầu. Trường hợp cơ quan, tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định về đấu thầu sẽ ảnh hưởng đến kết quả đấu thầu, không đảm bảo tính khách quan, công bằng, công khai, minh bạch.

“Đối với các máy móc thiết bị y tế, việc Nhà nước bỏ ra số tiền lớn nhưng lại mua phải máy móc kém chất lượng không những gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, làm giảm sút uy tín của đảng, của nhân dân đối với công tác cán bộ mà còn ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người bệnh, gây bức xúc trong dư luận”, lời luật sư Cường.

Hành vi của ông Trương Quốc Cường  khiến người bệnh dùng thuốc không rõ nguồn gốc

Hành vi của ông Trương Quốc Cường khiến người bệnh dùng thuốc không rõ nguồn gốc

Hành vi của Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường bị cho là gây hậu quả nghiêm trọng, khiến nhiều người bệnh phải sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ...

T.Nhung