Việc công ty CP Dịch vụ kỹ thuật đường cao tốc Việt Nam (VEC E) từ chối phục vụ vĩnh viễn 2 ô tô trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây bị phản đối dữ dội.

Phản hồi với VietNamNet, bạn đọc Ng Tho cho rằng, VEC E nên phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước xử phạt người vi phạm chứ không nên từ chối phục vụ vĩnh viễn.

Nếu từ chối như vậy, khi chủ phương tiện bán xe cho người khác, người chủ mới mua lại giá trị sử dụng xe sẽ được tính như thế nào?

Đồng quan điểm, bạn đọc Gia Bảo viết, nếu tài xế, chủ xe sai thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt. VEC E không có quyền từ chối phục vụ (cấm xe vào cao tốc) vì cao tốc xây dựng trên đất thuộc sở hữu toàn dân.

{keywords}
Cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây 

Một bạn đọc khác có tên Hải cũng nêu quan điểm, sống và làm việc phải theo pháp luật. Sao cơ quan quản lý nhà nước lại để VEC E "qua mặt" từ chối phục vụ vĩnh viễn 2 ô tô.

“Cách xử lý từ chối phục vụ vĩnh viễn phương tiện của VEC E như vậy là vi phạm, trái luật giao thông và vi hiến, xâm phạm quyền tự do đi lại của công dân. VEC E tự cho mình cái quyền hơn cả nhà nước là sao…”, bạn đọc Nguyễn Ngọc Long băn khoăn.

VEC E hành xử hơi quá

Đại diện Tổng công ty Phát triển đường cao tốc VN (VEC) cho biết, Thông tư 90 quy định, nhà đầu tư được quyền từ chối phục vụ vĩnh viễn phương tiện đối với các tuyến đường không độc đạo. Tuy nhiên, ở sự việc này VEC E cần phải xem xét xem chủ phương tiện đã đến mức phải từ chối phục vụ vĩnh viễn hay chưa.

Mức nặng nhất để đưa ra quyết định từ chối phục vụ vĩnh viễn là chủ phương tiện nhục mạ và hành hung nhân viên trên tuyến. Ở vụ việc này có người trên xe cầm gậy golf đòi đành nhân viên thu phí, đại diện VEC nói rõ.

Theo đại diện VEC, có thể do bức xúc nên đại diện VEC E nói thế, còn quyết định từ chối phục vụ hay không thì Tổng công ty còn phải xem xét dựa trên quy định 13 của đơn vị.

Tuy nhiên, lãnh đạo VEC cũng cho rằng, mấy ngày giáp Tết kẹt xe ai cũng có bức xúc nếu ai cũng có hành xử như chủ 2 phương tiện trên thì cũng quá đáng.

"VEC E từ chối phục vụ vĩnh viễn 2 phương tiện có thể hơi quá, nhưng nếu ai cũng hành xử như vậy thì làm sao đường cao tốc vận hành được", đại diện VEC cho hay.

Ông Nguyễn Văn Thạch, Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông (Bộ GTVT) cho rằng, luật không có việc cấm phục vụ vĩnh viễn phương tiện, nhưng nếu chủ phương tiện vi phạm quá mức thì doanh nghiệp có quyền từ chối.

“VEC và chủ phương tiện là 2 bên cung cấp dịch vụ với nhau. Nếu chủ phương tiện lưu thông trên đường cố tình vi phạm khiến VEC không thể cung cấp dịch vụ được nữa thì Tổng công ty buộc phải từ chối phục vụ chứ không có quyền phạt”, ông Thạch nói.

Trước đó, Giám đốc VEC E Nguyễn Viết Tân ra quyết định từ chối phục vụ vĩnh viễn đối với 2 phương tiện có biển số 51A-558.50 và 51G-772.56 trên tất cả các tuyến cao tốc do VEC quản lý, khai thác.

Vũ Điệp 

Cao tốc Dầu Giây bị cướp hơn 2,2 tỷ: Sao VEC trì hoãn thu phí tự động?

Cao tốc Dầu Giây bị cướp hơn 2,2 tỷ: Sao VEC trì hoãn thu phí tự động?

Sau vụ cướp 2,2 tỷ đồng tại trạm thu phí cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, một lần nữa lại đặt vấn đề, tại sao đến nay chủ đầu tư cố tình trì hoãn thu phí ETC.