- Dự thảo mới nhất của Bộ GTVT đưa ra ngược với đề xuất trước đó khi tách taxi và xe hợp đồng. Điều này đã gây tranh cãi.
Doanh nghiệp vận tải 'tố' Bộ GTVT ưu ái taxi Grab
Bộ GTVT bất ngờ đề xuất Grab không phải là taxi
Dự thảo sửa đổi nghị định 86 về quản lý vận tải, Bộ GTVT đã đưa xe hợp đồng điện tử (Uber, Grab…) về quản lý như taxi để đảm bảo công bằng.
Theo đó, toàn bộ xe con dưới 9 chỗ sử dụng để vận chuyển hành khách, có lịch trình và hành trình theo yêu cầu của hành khách; có sử dụng đồng hồ tính tiền để tính cước chuyến đi hoặc sử dụng phần mềm để đặt xe, huỷ chuyến, tính cước chuyến đi và kết nối với hành khách thông qua môi trường mạng đều là taxi.
Tranh cãi
Dự thảo mới nhất của Bộ GTVT đưa ra ngược với đề xuất trước đó khi tách taxi và xe hợp đồng.
Chuyên gia kinh tế, TS Ngô Trí Long đánh giá, dự thảo đưa taxi công nghệ và taxi truyền thống vào làm 1, cùng áp dụng các điều kiện kinh doanh như nhau làm triệt tiêu các ưu điểm do công nghệ mang lại, ảnh hưởng tới người tiêu dùng.
Thực tế đã chứng minh hiệu quả của ứng dụng công nghệ trong hoạt động vận tải của Uber, Grab, Emdi, FastGo..., buộc các hãng taxi truyền thống thay đổi để phục vụ khách tốt hơn.
Grab đang điều hành quy trình vận tải hành khách như taxi |
Trong báo cáo gửi Thủ tướng về việc nghiên cứu, tiếp thu giải trình ý kiến hoàn thiện lại dự thảo thay thế nghị định 86, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, qua rà soát cho thấy còn nhiều ý kiến khác nhau trong quy định về quản lý xe dưới 9 chỗ, trong đó có Grab.
Nhóm ý kiến từ Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TƯ, Phòng Thương mại và Công nghiệp VN nhận định, cần tách bạch taxi công nghệ và taxi truyền thống để phù hợp với cách mạng công nghiệp 4.0, cởi bỏ rào cản kinh doanh, hỗ trợ khởi nghiệp...
Trong khi đó, các ý kiến do tổ công tác của Thủ tướng, Hiệp hội taxi 3 miền (Bắc, Trung, Nam) và Vinasun thì cho rằng, hoạt động Grab cần có các quy định chặt chẽ, chịu sự quản lý như taxi và không thể gọi là loại hình “hợp đồng điện tử” để làm phát sinh thêm loại hình hợp đồng vận tải “hợp đồng điện tử” không có trong quy định của luật Giao thông đường bộ.
Từ thực tế kinh doanh vận tải hành khách dưới 9 chỗ ngồi qua hợp đồng điện tử và taxi có nhiều điểm tương đồng, Bộ trưởng cho rằng cần quy định chung để quản lý như nhau, nhằm đảm bảo sự công bằng, công khai, minh bạch và chịu các điều kiện kinh doanh như nhau.
Đưa Grab về quản như taxi: Đảm bảo trách nhiệm đóng thuế
Một thành viên ban soạn thảo dự thảo sửa đổi nghị định 86 giải thích thêm, việc đưa Grab về quản như taxi là để Grab đảm bảo trách nhiệm đóng thuế cho nhà nước, đảm bảo quyền lợi cho lái xe (đóng BHXH) và đặc biệt là quyền lợi cho hành khách...
Để quản lý tốt hoạt động của có Grab một mình Bộ GTVT không thể quản lý được mà cần sự phối hợp giữa các bộ ngành. Điển hình như vấn đề quản lý về giá cước và thu được thuế là do Bộ Tài chính giám sát, quản lý.
"Cùng với việc quản lý Grab như taxi, trong dự thảo sửa đổi, Bộ cũng hướng tới bỏ một số điều kiện cho taxi truyền thống để hoạt động thuận tiện hơn”, vị này cho biết.
Theo Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT quốc gia Khuất Việt Hùng, dự thảo mới nhất về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải đã có thay đổi căn bản.
Theo đó, nếu Grab trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe để vận chuyển hành khách, hàng hóa hoặc quyết định giá cước vận tải thì Grab đang kinh doanh vận tải và phải thực hiện các quy định pháp luật trong lĩnh vực này.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: Kinh doanh của Grab có vấn đề
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho rằng, mô hình kinh doanh của Grab hiện nay là có vấn đề khi tham gia vận tải và ký hợp đồng với lái xe nhưng khi xảy ra tai nạn, mất cắp Grab lại phủi trách nhiệm.
Công nghệ Việt bị 'bó buộc', Grab thì không?
Hiệp hội Vận tải ô tô VN có kiến nghị gửi Chính phủ "tố" Grab là DN kinh doanh vận tải bằng taxi chứ không đơn thuần cung cấp phần mềm.
Grab 'thâu tóm' Uber, Thứ trưởng Giao thông nói gì?
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông trả lời báo giới xung quanh lo ngại Grab độc quyền sau khi mua lại Uber.
Vũ Điệp