Dự thảo sửa đổi Luật Giao thông đường bộ vừa được Bộ GTVT trình Chính phủ, người vi phạm sẽ bị thu hồi giấy phép lái xe trong 3 trường hợp.

Cụ thể, tại quy định cấp, cấp lại, đổi và thu hồi giấy phép lái xe (GPLX), người vi phạm sẽ bị thu hồi GPLX trong các trường hợp sau.

Có GPLX bị tước quyền sử dụng từ 4 lần trở lên trong thời gian 3 năm hoặc có tổng thời gian bị tước quyền sử dụng trên 24 tháng.

Người lái xe vi phạm các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ để xảy ra tai nạn giao thông từ mức nghiêm trọng trở lên (làm chết 1 từ người trở lên, làm bị thương 2 người sức khỏe bị tổn hại hơn 60%).

Người có GPLX vi phạm các trường hợp trên, nếu có nhu cầu cấp lại GPLX phải được sát hạch lại sau thời gian ít nhất 12 tháng kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền với hình thức thu hồi, tước quyền sử dụng GPLX.

{keywords}
Dự thảo quy định rõ các trường hợp bị tước bằng lái xe phải học lại, thi lại

Quy định này được đưa vào dự thảo nhằm tăng cường tính răn đe, ngăn ngừa vi phạm giao thông đường bộ của người điều khiển phương tiện.

Ông Lương Duyên Thống, Vụ trưởng Quản lý phương tiện và Người lái (Tổng cục Đường bộ VN) cho biết, để theo dõi số lần vi phạm của người điều khiển phương tiện thì phản có phần mềm quản lý các lần vi phạm của người lái.

Hiện nay Tổng cục Đường bộ VN và Cục CSGT (Bộ Công an) đang quản lý dữ liệu GPLX, theo đó số lần vi phạm của người điều khiển phương tiện sẽ được nhập vào giữ liệu quản lý chung.  

Hơn nữa, dự thảo luật sửa đổi cũng bổ sung quy định theo dõi số lần vi phạm hành chính và số lần gây tai nạn gây hậu quả nghiêm trọng của người lái xe trên cơ sở dữ liệu quản lý GPLX để thu hồi. Tới đây người dân hoàn toàn có thể theo dõi số lần bị tước GPLX qua phần mềm của Tổng cục Đường bộ.

Hệ thống dữ liệu phải công khai minh bạch

Ông Nguyễn Văn Thanh, Nguyên Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô VN cho rằng, dự thảo Luật giao thông đường bộ sửa đổi quy định các trường hợp người vi phạm phải học và thi lại là cần thiết, nhất là đối với trường hợp lái xe vi phạm gây tai nạn giao thông chết người.

Đây được coi là chế tài mạnh để ngăn ngừa vi phạm giao thông.

Tuy nhiên, ông Thanh nói rõ, để việc thực hiện thực sự có hiệu quả thì hệ thống dữ liệu vi phạm phải đồng bộ, cập nhập kịp thời các vi phạm của người điều khiển phương tiện. Tránh tình trạng sửa chữa, bỏ qua lỗi vi phạm.
 
“Hệ thống dữ liệu phải cập nhật kịp thời các vi phạm của lái xe, để làm sao các cơ quan quản lý nhà nước và người dân đều giám sát được lẫn nhau. Có như vậy mới thực sự công khai minh bạch; đảm bảo tính răn đe, đem lại hiệu quả trong công tác xử phạt ”, ông Thanh nói.

Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch UB  An toàn giao thông quốc gia cho hay, hiện đã có cơ sở dữ liệu về xử phạt và hoàn toàn có thể biết được lái xe bị xử phạt bao nhiêu lần, hình thức nào, phạt bao nhiêu tiền, bao nhiêu lần bị tước GPLX...

Khi lái xe gây tai nạn nghiêm trọng, cơ quan điều tra sẽ có kết luận, nếu lỗi do lái xe gây ra và làm chết người sẽ bị khởi tố.

Trong suốt thời gian này, lái xe không được hành nghề nên hoàn toàn có thể thu hồi GPLX cho đến khi người đó chấp hành án xong, phải học và thi lại để được cấp lại GPLX.

Từ 5/8, Cảnh sát giao thông có thêm những quyền gì đối với lái xe?

Từ 5/8, Cảnh sát giao thông có thêm những quyền gì đối với lái xe?

Cảnh sát giao thông (CSGT) không nhất thiết phải giơ tay chào người vi phạm; được dùng súng trường, súng tiểu liên; được huy động phương tiện khác khi tuần tra kiểm soát,… là một số điểm mới sẽ có hiệu lực từ 5/8 mà lái xe cần chú ý.

Vũ Điệp