Mới đây, khi chuyến bay VJ312 từ TP.HCM đi Huế vừa cất cánh trên đường băng thì bất ngờ cơ trưởng phát hiện có tia laze chiếu vào buồng lái. Cơ trưởng đã thôn báo cho nhà chức trách hàng không về việc này.
Trước đó, hôm 19/10 máy bay Boeing B777/HL8347 của Korean Air khi vừa thực hiện chuyến bay KE679 từ Seoul về Hà Nội), trong quá trình tiếp cận hạ cánh ở độ cao 1.500m cách sân bay 10 dặm, tàu bay đã bị chiếu tia laze.
Việc chiếu tia laze khi máy bay đang hoạt động trong giai đoạn cất/hạ cánh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc điều hành máy bay của phi công, uy hiếp an toàn bay.
Tia lazer chiếu vào buồng lái sẽ khiến phi công giật mình, phân tâm, bị gián đoạn kiểm soát máy bay. Tia lazer cường độ mạnh thậm chí có thể gây mù mắt.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế, khi bị chiếu laze, phi công cần tránh ngay luồng ánh sáng đó, không dụi mắt và đặt chế độ lái tự động hoặc chuyển quyền điều khiển cho người lái bên cạnh.
Việc máy bay bị chiếu tia laze khi máy bay cất hạ cánh được phi công phản ánh nhiều trong thời gian qua, tuy nhiên đến nay nguyên nhân cụ thể vẫn rất khó xác định.
Theo Nghị định 162 hành vi sử dụng đèn lazer trong cảng hàng không, sân bay hoặc khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay làm ảnh hưởng đến việc máy bay cất cánh, hạ cánh có thể bị phạt từ 30 - 40 triệu đồng.
Hé lộ nguyên nhân 2 vụ máy bay bị đâm móp mũi che ra đa ở Việt Nam
Thêm một máy bay bị "vật thể lạ" đâm móp mũi che ra đa thời tiết trên vùng trời VN. Nguyên nhân chưa được xác định nhưng nghi ngại có thể do phương tiện không người lái.
Vũ Điệp