- Phương án thiết kế tàu điện đường sắt đô thị số 3 (Nhổn - ga Hà Nội) vừa được Liên danh nhà thầu UJV (Pháp) trình tới Ban quản lý dự án đường sắt Hà Nội. 

Theo đó, ý tưởng của thiết kế tàu được lấy cảm hứng từ các gam màu thân thiện với thiên nhiên, màu xanh mang ý nghĩa hình ảnh của thủ đô Hà Nội và thể hiện vẻ đẹp hiện đại, năng động.

Ngoài ra bên ngoài đoàn tàu còn được kết hợp gam màu đỏ hồng của quả thanh long đại diện cho nông sản Việt Nam. Các gam màu này được hài hòa bởi màu ghi xám, tạo cảm giác nhẹ nhàng, dễ chịu cho thị giác.

Bên trong tàu sử dụng màu trắng và xanh lá mạ, màu đỏ hồng làm điểm nhấn mang lại cảm giác rộng rãi cho hành khách. Ngoài ra, với màu sắc đơn giản, không pha trộn nhiều sẽ đảm bảo quá trình duy tu bảo dưỡng ít tốn kém.

{keywords}
Hình ảnh đoàn tàu đường sắt đô thị số 3 (Nhổn - ga Hà Nội)

Không chỉ nghiên cứu và cân nhắc kỹ lưỡng về tính thẩm mỹ, tính năng cũng là một yếu tố quan trọng được dự án và nhà sản xuất tính đến. Trên các toa tàu có không gian dành cho xe lăn của người khuyết tật (được ký hiệu đặc biệt trên sàn) và ghế ngồi dành riêng cho người cao tuổi, phụ nữ có thai và trẻ em.

Ông Julien Barjou, Giám đốc Kỹ thuật dự án của Alstom cho hay, quy chuẩn của các tay cầm trên tàu được thiết kế riêng cho người Việt Nam, dựa theo nghiên cứu về nhân khẩu học, chiều cao, hình dáng.

Để phục vụ cho việc vận hành trước đoạn trên cao từ Nhổn đến Cầu Giấy vào năm 2020, căn cứ theo hợp đồng đã được ký, 10 đoàn tàu với thiết kế model mới nhất theo tiêu chuẩn châu Âu, sử dụng vật liệu hợp kim nhôm sẽ được chế tạo tại Pháp.

Cấu hình mỗi đoàn tàu gồm 4 toa (2 toa động cơ có cabin cho lái tàu, 1 toa động cơ và 1 toa kéo) được thiết kế và thi công do nhà sản xuất Alstom Transport SA, Cộng hòa Pháp.  

{keywords}
Nội thất bên trong đoàn tàu.

Đoàn tàu sẽ có khả năng chuyên chở 850 - 950 người/đoàn tàu, với mật độ khoảng từ 6- 8 người/m2 và khai thác với tốc độ thương mại 35km/h, tốc độ thiết kế 80km/h.

Ông Julien Barjou, Giám đốc Kỹ thuật dự án của Alstom cho biết, thiết kế này là đại diện đầy đủ của một dự án giao thông đô thị triển khai đặc biệt cho người Việt Nam nói chung và người dân Thủ đô nói riêng, vừa thể hiện sự năng động, vừa gần với tự nhiên và mang bản sắc văn hóa Việt Nam. 

{keywords}
Tàu thiết kế có khu vực dành riêng cho người khuyết tật.


Đường sắt Đô thị thí điểm TP Hà Nội , đoạn Nhổn - ga Hà Nội gồm 12 nhà ga với 8 ga trên cao và 4 ga ngầm. Tổng chiều dài của tuyến là 12km, đường ray đôi trải dài từ Nhổn - vùng ngoại ô phía Tây thủ đô đến ga Hà Nội trên đường Trần Hưng Đạo.

Việc thiết kế và sản xuất tàu và cung cấp hệ thống đoàn tàu được thực hiện bởi Liên danh nhà thầu UJV gồm Alstom Transport SA – Colas Rail SA – Thales Communication & Security SAS. Liên danh nhà thầu đang đệ trình phương án thiết kế cho chủ đầu tư dự án là Ban Quản lý Đường sắt Đô thị Hà Nội (MRB).

Dự kiến 2020 khai thác đoạn trên cao đường sắt Nhổn - ga Hà Nội

Dự kiến 2020 khai thác đoạn trên cao đường sắt Nhổn - ga Hà Nội

Dự kiến phần nổi từ Nhổn đến ga S8 sẽ hoàn thành đưa vào khai thác vào cuối năm 2020, phần ngầm sẽ hoàn thành đưa vào khai thác năm 2022.

Tháng 9: Hà Nội khởi công 4 ga trên cao đường sắt đô thị

Tháng 9: Hà Nội khởi công 4 ga trên cao đường sắt đô thị

"Đầu tháng 9, tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội sẽ được  khởi công xây dựng 4 ga trên cao đầu tiên nằm ở tuyến đường QL32"...

Điều chỉnh tốc độ chạy tàu đường sắt đô thị tối đa 120km/h

Điều chỉnh tốc độ chạy tàu đường sắt đô thị tối đa 120km/h

 Ban Quản lý dự án đường sắt vừa có đề xuất lên Bộ GTVT đề nghị nâng tốc độ tối đa thiết kế từ 80km/h lên thành 120km/h và nâng độ dốc hạn chế tối đa cho phép lên thành 18 %.

Bộ GTVT chấn chỉnh thi công đường sắt đô thị

Bộ GTVT chấn chỉnh thi công đường sắt đô thị

Tư vấn giám sát phải chịu trách nhiệm cùng nhà thầu khi để xảy ra sự cố mất an toàn lao động, an toàn giao thông (ATGT) trong quá trình thi công tại các dự án cầu vượt và đường sắt đô thị.

Vũ Điệp