XEM CLIP:

Tại buổi giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội chiều nay, thông tin về công tác chuẩn bị tiếp nhận, vận hành khai thác tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, ông Vũ Hồng Trường phủ nhận thông tin đường sắt trên cao nhận chở khách từ ngày 1/4.

“Các cơ quan của Hà Nội, công ty chúng tôi chưa bao giờ phát ngôn từ 1/4 chở khách. Bởi vì chúng tôi là bên nhận. Bây giờ hỏi nhà vợ chưa cho mình nhận cô dâu thì mình cưới kiểu gì. Bao giờ có thì chúng tôi nhận, lúc nào cũng sẵn sàng nhận. Còn chắc chắn là đầu tháng 4 chưa chở được khách”, ông Trường nói.

Theo ông, mới đây Bộ trưởng GTVT đã kiểm tra hiện trường, có chỉ đạo phấn đấu mỗi cơ quan làm việc 200% để cuối tháng 4 có thể thử nghiệm chở khách được.

Ông Trường cho biết, giá vé được xây dựng dựa trên 5 tiêu chí: thu nhập của người dân và khả năng chi trả, tính toán cạnh tranh chi phí với các phương tiện khác, khảo sát ý kiến người dân, chi phí vận hành, cân đối khả năng trợ giá của ngân sách nhà nước. 

37 lái tàu được đào tạo ở Trung Quốc

Về lái tàu, ông Trường thông tin, 37 người được tuyển chọn, đào tạo tại Trung Quốc, học lý thuyết 6 tháng, đã được lái tàu ở Bắc Kinh 6 tháng, có quy trình sát hạch theo yêu cầu... “Chúng tôi lấy mục tiêu an toàn cho hành khách là trên hết”.

{keywords}
Ông Vũ Hồng Trường: 'Hỏi nhà vợ chưa cho mình nhận cô dâu thì mình cưới kiểu gì'. Ảnh: Hồng Nhì

Ông khẳng định, có các quy định cụ thể về số giờ lái tàu làm việc trong 1 năm, một ngày không lái quá 4 tiếng liên tục.

Đây là dự án trọng điểm quốc gia, có hội đồng nghiệm thu cấp nhà nước về công trình, trang thiết bị, đào tạo nhân lực và cấp chứng chỉ thì mới được.

“Chỉ chở khách khi nào có đủ 2 điều kiện, có chứng chỉ an toàn hệ thống, có nghiệm thu và cho phép của hội đồng nghiệm thu nhà nước”, ông Trường nhấn mạnh.

Theo ông, với năng lực vận chuyển tối đa của một đoàn tàu 4 toa, mỗi toa 240 hành khách, mỗi chuyến sẽ chở được 960 hành khách, mà cứ 5-6 phút có 1 chuyến thì 1 giờ có thể chở hơn chục nghìn người.

“Như vậy, một giờ kín chỗ cả đứng cả ngồi thì chở được gần 55- 60% lượng người đi lại trong giờ cao điểm”, ông Trường nói.

{keywords}
Tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông chưa rõ thời gian khai thác. Ảnh: Đoàn Bổng

Ông Trường cũng nhận định, Hà Nội đang đi đúng hướng trong 3 giai đoạn hạn chế phương tiện cá nhân. Giai đoạn 1 là ưu tiên nguồn lực để phát triển hành khách công cộng, để cải thiện hạ tầng cho người đi bộ và các luồng phương tiện. Giai đoạn 2: Kiểm soát sử dụng phương tiện cá nhân. Giai đoạn 3 mới chuyển sang hạn chế, tiến tới dừng sử dụng nếu đủ điều kiện.

“Không ở đâu khó làm giao thông công cộng như ở Hà Nội và TP.HCM, bởi người dân không thiếu phương tiện đi lại, nhưng cơ cấu không hợp lý dẫn đến vấn đề hạ tầng không đáp ứng nổi”, ông Trường nói.

Hương Quỳnh - Đức Yên

Hà Nội không phải cấm, làm cách này xe máy cất ở nhà hết

Hà Nội không phải cấm, làm cách này xe máy cất ở nhà hết

Nhiều người đưa ra một loạt giải pháp để không cần cấm xe máy mà tự khắc mọi người bỏ xe và đường giảm ùn tắc.