- Bất chấp nguy hiểm rình rập từ tai nạn giao thông đường sắt, nhiều người chỉ vì nhanh chậm vài phút mà coi thường tính mạng, cố tình vượt barie chắn tàu trên phố.

>> 'Khoái cảm' vượt đèn đỏ ở Thủ đô

Tiếp tục diễn đàn Giao thông Hà Nội hỗn loạn, mới đây PV VietNamNet đã ghi hình ở những điểm chắn tàu trên địa bàn thủ đô.

Tại các điểm có rào chắn đường bộ giao nhau với đường sắt như khu vực Linh Đàm - Giải Phóng, Kim Liên - Giải Phóng, Khâm Thiên, phóng viên đã ghi lại được những hình ảnh "toát mồ hôi" khi người tham gia giao thông bất chấp đoàn tàu đang vùn vụt lao đến, cố luồn lách, chen lấn để lao qua barie chắn tàu.

XEM CLIP:

Thượng tá Nguyễn Mạnh Hùng, Phó trưởng phòng CSGT TP Hà Nội cho biết, đã có những tai nạn xảy ra ở điểm giao cắt giữa đường sắt và đường bộ.

{keywords}

{keywords}

Một "quý cô" cố tình vượt dù barie chắn tàu đã được đẩy gần hết.

Tuy nhiên, nhiều người không nghĩ đến hậu quả khi không tuân thủ quy định đèn tín hiệu giao thông đường sắt hoặc khi các nhân viên gác chắn tàu đã kéo barie, ra hiệu dừng phương tiện.

{keywords}
Coi thường tính mạng bản thân

"Một số người vẫn nôn nóng, bất chấp nguy hiểm để nhanh chóng vượt qua đường sắt khi tàu sắp đến. Điều đó cho thấy, một bộ phận người tham gia giao thông ý thức rất kém" - Thượng tá Hùng nhấn mạnh.

{keywords}
Barie được mở ra là lúc các phương tiện ào lên hỗn loạn

{keywords}

Theo Thượng tá Hùng: "Nếu có lực lượng chức năng như CSGT, thanh tra giao thông phân luồng tại khu vực này, họ tuân thủ tương đối nghiêm chỉnh, nhưng vắng bóng lực lượng chức năng là họ bất chấp. Hành vi đó thể hiện việc coi thường tính mạng của chính bản thân họ...".

Luật Giao thông đường bộ quy định: Tại nơi đường bộ giao nhau đồng mức với đường sắt có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu màu đỏ đã bật sáng, có tiếng chuông báo hiệu, rào chắn đang dịch chuyển hoặc đã đóng, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại phía phần đường của mình và cách rào chắn một khoảng cách an toàn. Khi đèn tín hiệu đã tắt, rào chắn mở hết, tiếng chuông báo hiệu ngừng mới được đi qua.

Mời bạn chia sẻ những câu chuyện, ngẫm nghĩ về giao thông Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Hiến kế, gợi ý để có thể cải thiện giao thông Hà Nội tốt hơn. Chia sẻ gửi về [email protected]. Bài viết phù hợp sẽ được đăng tải.

Tuấn Anh - Diệu Bình