Tình trạng ùn tắc giao thông đường vành đai 3 (Hà Nội) thường xuyên xảy ra do lưu lượng xe quá lớn, nhất là vào giờ cao điểm.

Kết quả đếm xe mới đây của Ban Duy tu Sở GTVT Hà Nội cho thấy, mật độ phương tiện lưu thông trên đường vành đai 3 khoảng 5.000 lượt xe /h, cao gấp 2,5 lần so với lưu lượng tiêu chuẩn. Đây là nguyên nhân khiến đường vành đai 3 ùn tắc và thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông.

Từ thực tế trên, Ban Duy tu đề xuất Sở GTVT Hà Nội giảm tốc độ khai thác của đường vành đai 3 trên cao (đoạn từ nút giao Pháp Vân đến cầu vượt Mai Dịch và ngược lại) từ 80 km/h xuống 60km/h để bảo đảm an toàn giao thông.

Ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết, theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đường vành đai 3,5 là tuyến kết nối khu vực phía Bắc sông Hồng và Nam sông Hồng, nhiều phân khu đô thị và khu dân cư thuộc các quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Đông, huyện Thanh Trì và Hoài Đức...

{keywords}
Hà Nội sớm hoàn thành đường vành đai 3,5 để "chia lửa" cho vành đai 3

Tuyến vành đai 3,5 chia làm 4 đoạn: từ Pháp Vân đến trục Xa La - Thanh Hà; từ đường trục phía Nam đến Đại lộ Thăng Long; từ Đại lộ Thăng Long đến QL32; các phần còn lại và cầu Thượng Cát.

Ông Viện cho biết, từ nay đến năm 2030, TP Hà Nội sẽ tập trung các nguồn lực đầu tư hệ thống vành đai theo quy hoạch. Riêng với tuyến vành đai 3,5 Hà Nội sẽ tập trung hoàn thành đoạn Đại lộ Thăng Long - QL32 và tiếp tục đầu tư các đoạn từ QL5 kéo dài đến cầu Thượng Cát; cầu Thượng Cát - QL32; nút giao Đại lộ Thăng Long.

Hà Nội cũng sẽ phối hợp với Bộ GTVT và các địa phương liên quan nghiên cứu triển khai tuyến vành đai 4 và vành đai 5 nhằm tăng khả năng kết nối và lan tỏa tới các địa phương trong vùng Thủ đô.

9 dự án BOT xuống cấp, không ai sửa vì vướng cơ chế

9 dự án BOT xuống cấp, không ai sửa vì vướng cơ chế

9 dự án BOT giao thông dừng thu phí đang xuống cấp, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông nhưng lại không thể bố trí vốn để sửa chữa do vướng cơ chế.

Vũ Điệp