{keywords}
Trung Quốc vạch ranh giới trên đỉnh Everest để ngăn Covid-19. Ảnh: NatGeo

 

Hãng tin Reuters dẫn tin từ truyền thông quốc gia Trung Quốc cho biết như vậy ngày 9/5. Theo Bắc Kinh, đó là một biện pháp phòng ngừa.

Trại căn cứ Everest ở phía Nepal đã bị ảnh hưởng bởi số ca nhiễm Covid-19 tăng vọt hồi cuối tháng 4. Chính phủ Nepal, vốn thiếu doanh thu từ du lịch, vẫn chưa huỷ bỏ leo núi mùa xuân, thường bắt đầu vào tháng 4 và kéo dài tới đầu tháng 6, trước khi có gió mùa.

Hiện chưa rõ ngay lập tức ranh giới trên sẽ được thiết lập trên đỉnh núi nhỏ bé, nguy hiểm, khó trú ngụ và có kích thước bé bằng chiếc bàn ăn như thế nào.

Một nhóm nhỏ hướng dẫn viên leo núi ở Tây Tạng sẽ trèo lên Everest và thiết lập dải phân cách tại đỉnh núi để ngăn chặn bất kỳ sự tiếp xúc nào giữa những người leo núi ở cả hai phía của đỉnh núi, Tân Hoa xã dẫn lời người đứng đầu cơ quan thể thao Tây Tạng cho hay.

Một nhóm 21 công dân Trung Quốc đang trên đường tới đỉnh Everest ở phía Tây Tạng, Tân Hoa xã đưa tin. Nhóm hướng dẫn viên Tây Tạng sẽ thiết lập dải phân cách trước khi nhóm 21 người có mặt.

Hiện chưa rõ liệu các hướng dẫn viên Tây Tạng có phải là người thực thi việc phân tách hay không, hay liệu họ có ở lại nơi được gọi là “khu vực tử thần”, nơi có nhiều người đã bỏ mạng do thiếu oxy, để duy trì ranh giới này không.

Đỉnh của ngọn núi Everest cao 8.848m là một gò tuyết nhỏ, với không gian chỉ đủ cho nửa tá người leo núi và hướng dẫn viên có mặt cùng một lúc ở trên đó.

Trung Quốc đã không cho phép bất cứ nhà leo núi ngoại quốc nào leo lên núi từ phía Tây Tạng kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát vào năm ngoái do lo ngại lây nhiễm. Khách du lịch ở khu thắng cảnh Everest tại Tây Tạng cũng bị cấm tới thăm trại căn cứ ở phía Tây Tạng.

Hoài Linh

Ca nhiễm Covid-19 ở Nepal tăng vọt, tái lặp thảm cảnh của Ấn Độ

Ca nhiễm Covid-19 ở Nepal tăng vọt, tái lặp thảm cảnh của Ấn Độ

Nepal cho biết, mỗi ngày nước này phát hiện 20 ca nhiễm Covid-19 trong số 100.000 người, tương tự những gì xảy ra ở Ấn Độ cách đây hai tuần.