Hãng tin Reuters dẫn bản nghiên cứu được đăng tải trên trang web của trường ICL, Anh hôm 4/8 nêu rõ, những người được tiêm đầy đủ vắc xin có nguy cơ nhiễm biến thể Delta thấp hơn những người không tiêm phòng từ 50 đến 60%. Tỷ lệ nhiễm bệnh sau khi tiếp xúc với người mắc Covid-19 ở những người đã tiêm hai liều vắc xin là 3,84%, so với 7,23% ở những người không tiêm vắc xin.

{keywords}
Thủ tướng Anh Boris Johnson tiêm vắc xin AstraZeneca. Ảnh: AP

“Biến thể Delta được biết đến với khả năng lây nhiễm cao. Dữ liệu của chúng tôi cùng một số người khác cho thấy, ‘sự lây nhiễm đột phá’ đang xảy ra với cả những người đã được tiêm đầy đủ. Chúng tôi cần hiểu rõ hơn về việc làm thế nào những người đã tiêm đủ liều vắc xin vẫn nhiễm bệnh, bởi điều này sẽ giúp chúng tôi dự đoán tốt hơn về tình hình những tháng tới và những phát hiện này góp phần tạo ra một bức tranh toàn diện hơn”, giáo sư Steven Riley làm việc tại trường ICL nhận định.

Theo hãng tin Reuters, nghiên cứu trên được trường ICL thực hiện từ 24/6 đến 12/7 với gần 100.000 người dân Anh.

Chuyên gia Trung Quốc cảnh báo biến thể mới

Bà Thạch Chính Lệ, làm việc tại Viện Virus học Vũ Hán, Trung Quốc hôm 4/8 cho biết, các biến thể mới của Covid-19 sẽ tiếp tục xuất hiện, bởi số ca nhiễm mới sẽ ‘cung cấp’ cho virus những cơ hội để biến đổi.

“Chúng ta không nên sợ hãi. Nhưng chúng ta cần chuẩn bị cho việc chung sống với virus trong thời gian dài. Trung Quốc hiện đang chịu áp lực trong vấn đề kiểm soát dịch bệnh, nhưng việc cách ly vẫn hiệu quả để hạn chế sự lây nhiễm. Hãy tránh tụ tập, thực hiện ‘giãn cách xã hội’, đeo khẩu trang và thường xuyên rửa tay”, bà Thạch nói với tờ Thời báo Hoàn Cầu.

“Tôi đã nói chuyện với một số bệnh nhân nhiễm Covid-19 dù họ đã được tiêm vắc xin trước đó, và phát hiện ra các loại vắc xin dù không hoàn toàn ngăn chặn được sự lây nhiễm nhưng chúng vẫn hiệu quả trong việc ngăn bệnh diễn biến nặng. Do vậy, tôi kêu gọi mọi người hãy đi tiêm chủng càng nhanh càng tốt”, bà Thạch nói thêm.

Ở một diễn biến khác, quan chức Lý Đào làm việc tại Vũ Hán hôm 4/8 cho biết, thành phố đã chuẩn bị hơn 31.300 phòng cách ly và trong ba ngày tới sẽ có thêm 9.000 phòng nữa. Vũ Hán đã phong tỏa 56 khu dân cư và 11 công trường xây dựng có liên quan tới các ca bệnh thời gian gần đây.

Theo chuyên gia Wang Guangfa làm việc tại Bệnh viện số 1 thuộc Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc sẽ không để dịch bùng phát như hồi năm ngoái. “Chúng tôi vẫn đang trong giai đoạn đầu của đợt dịch lần này. Nhưng hiện Trung Quốc đã có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết về virus gây bệnh, cũng như hoàn thành hệ thống theo dõi ca nhiễm và trường hợp tiếp xúc. Vậy nên dù số ca nhiễm tăng, nhưng đợt bùng phát vẫn đang được khống chế”, ông Wang nói.

WHO kêu gọi hoãn tiêm liều tăng cường

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus kêu gọi các công ty và quốc gia kiểm soát nguồn cung vắc xin Covid-19 toàn cầu cần thay đổi kế hoạch tiêm liều tăng cường, nhằm đảm bảo nguồn cung vắc xin cho những nước nghèo hơn.

“Tôi hiểu sự lo lắng của các chính phủ khi họ muốn bảo vệ người dân khỏi biến chủng Delta. Nhưng chúng tôi không thể chấp nhận việc các quốc gia vốn đã sử dụng phần lớn nguồn cung vắc xin toàn cầu lại tiếp tục dùng nhiều hơn, trong khi những người dễ bị tổn thương nhất trên thế giới vẫn chưa được bảo vệ”, Thời báo Israel dẫn lời ông Tedros nói.

Một số diễn biến khác về dịch bệnh

Cập nhật lúc 5h sáng ngày 5/8 của trang thống kê toàn cầu Worldometers cho thấy, dịch Covid-19 đang hoành hành ở 220 quốc gia và vùng lãnh thổ, lây nhiễm virus cho hơn 200,8 triệu người và cướp đi mạng sống của hơn 4,26 triệu bệnh nhân. Số hồi phục đạt trên 180,8 triệu trường hợp.

Bộ Y tế Malaysia hôm 4/8 cho biết đã ghi nhận thêm 257 trường hợp tử vong, nâng tổng số người thiệt mạng do Covid-19 lên 9.855. Và đây là số liệu tử vong theo ngày cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát ở quốc gia này. Tờ Channel News Asia nhận định, số ca nhiễm mới tại Malaysia tăng mạnh trong những tuần gần đây do sự hoành hành của biến thể Delta. Từ hôm 12/7, số ca nhiễm mới phát hiện ở Malaysia luôn nhiều hơn 10.000 ca/ngày.

Thông tin về vắc xin Covid-19 mới nhất

Tuấn Trần

CDC Mỹ: Dưới 1% ca mắc Covid-19 sau tiêm chủng đầy đủ phát bệnh nặng

CDC Mỹ: Dưới 1% ca mắc Covid-19 sau tiêm chủng đầy đủ phát bệnh nặng

Các dữ liệu mới nhất từ Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho thấy, không đầy 1% số người nhiễm virus SARS-CoV-2 sau khi tiêm chủng đầy đủ (ca mắc Covid-19 đột phá) phải nhập viện điều trị hoặc tử vong.

Chiến dịch tiêm chủng thần tốc bằng vắc xin Sinopharm của UAE

Chiến dịch tiêm chủng thần tốc bằng vắc xin Sinopharm của UAE

Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE) không chỉ là một trong 10 nước cho hãng dược Trung Quốc Sinopharm thử nghiệm vắc xin ngừa Covid-19, mà còn là quốc gia Ảrập đầu tiên phê duyệt sản phẩm.

Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19

Bluezone là ứng dụng giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu họ chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.
Link tải Bluezone trên Android
Link tải Bluezone trên iOS
Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.
Hãy đóng góp cho Quỹ Vắc-xin phòng, chống Covid-19 của Chính phủ theo một trong các phương thức:
  • (i) Đóng góp trực tiếp qua website: http://quyvacxincovid19.gov.vn
  • (ii) Chuyển khoản qua các tài khoản ngân hàng của Quỹ. Xem chi tiết thông tin trên website: http://quyvacxincovid19.gov.vn
  • (iii) Soạn tin nhắn theo cú pháp: COVID NK gửi 1408, trong đó N là số bất kỳ trong khoảng từ 1 đến 2000, K là thể hiện đơn vị (nghìn đồng).