{keywords}
Vụ phần mềm gián điệp Pegasus làm chấn động thế giới

Theo hãng CNN và tờ The Guardian, phần mềm gián điệp Pegasus do NSO Group – một công ty an ninh của Israel thiết kế, có thể được các khách hàng của công ty này dùng để bí mật chiếm quyền kiểm soát điện thoại di động bằng cách biến nó thành một thiết bị giám sát có khả năng xâm nhập cao.

Phần mềm độc hại này bí mật giành quyền truy cập vào hệ điều hành của điện thoại bằng cách ẩn mình ở phần nền của một văn bản trông bình thường, của ứng dụng WhatsApp hay các tin nhắn khác. Sau khi bị xâm nhập, điện thoại có thể truyền đi các hình ảnh, âm thanh, vị trí tới các khách hàng của NSO theo thời gian thực..

NSO tuyên bố, chỉ bán công cụ giám sát này cho các khách hàng chính phủ đã được kiểm tra cẩn thận, những người được phép sử dụng nó cho các cuộc điều tra hợp pháp về tội phạm và khủng bố.

Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết đã nắm được một danh sách rò rỉ gồm 50.000 số điện thoại di động có liên quan tới các cá nhân được cho là mục tiêu của vô số khách hàng của NSO trong 5 năm qua.

Danh sách bao gồm một vài nguyên thủ quốc gia, hơn 600 chính trị gia và quan chức chính phủ, cùng 65 giám đốc điều hành các công ty, học giả, các thủ lĩnh công đoàn và lãnh đạo tôn giáo…

Ít nhất 50 người gần gũi với Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador nằm trong danh sách những người có thể là mục tiêu khi ông còn là chính trị gia đối lập.   

Để phanh phui bằng chứng về vụ do thám với quy mô công nghiệp này, hàng loạt nhà báo từ 17 hãng tin đã hợp tác làm việc và những gì được tiết lộ mới chỉ là phần đầu, theo CNN.

Hoài Linh 

Ti vi thông minh trong nhà có thể thành gián điệp

Ti vi thông minh trong nhà có thể thành gián điệp

Những mẫu ti vi TCL chạy bằng hệ điều hành Android có thể đã bị cài phần mềm “cửa hậu” (backdoor), liên kết đến máy chủ ở Trung Quốc...